Thư viện Anh Quốc đã xuất bản Codex Arundel – một bộ sưu tầm các ghi chép của Leonardo da Vinci – được số hoá cho tất cả người dùng Internet có thể tự do khám phá các bản thảo hấp dẫn, có hoặc không có lời dịch.

Theo tờ The Guardian, những cuốn sổ ghi chép của De Vinci cũng chính là những tác phẩm nghệ thuật, đem tới một cái nhìn đầy hấp dẫn và tổng quát về tư tưởng của ông và chúng là nhân chứng sống động cho một trí tuệ đặc biệt kỳ lạ.

Léonard là một nhà bác học tự học, một thiên tài về nhiều mặt mà các nghiên cứu của ông trải rộng ở nhiều lĩnh vực, từ toán học đến máy bay. Nhà tư tưởng lớn, nhà nghiên cứu, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà phát minh lớn và là nhà thiên cảm, ông đã để lại một di sản đặc biệt cho nhân loại, qua đó chúng ta có cái nhìn về lịch sử và những bộ óc đặc biệt…

Là một trong những trụ cột của thời kỳ Phục Hưng, với những bức tranh nổi tiếng nhất của ông như “Mona Lisa” và “Bữa tối cuối cùng”.

Bữa tối cuối cùng (Ảnh: Epoch Times France)

Theo các sách phúc âm, bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Giêsu chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài chịu chết.

Bức tranh của Vinci mô tả lại một đoạn trong sách Kinh Thánh rằng: Giuđa — một trong số các môn đệ của Chúa Giêsu — nộp Thầy của mình cho các lực lượng đối lập với Chúa Giêsu lúc bấy giờ, là giới lãnh đạo tôn giáo và nhà cầm quyền La Mã để đổi lấy 30 đồng bạc.

Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Giêsu (ở chính giữa bức tranh), đang nói với các môn đồ: “Trong các con có kẻ muốn nộp Ta”.

Ông cũng được ghi nhận với những phát minh làm thay đổi lịch sử nhân loại như  xe đạp,  cây cầu gấp (quay), máy tính, trực thăng, tàu lượn và cả xe hơi, cùng nhiều thứ khác nữa.

Những điểm chính trong các ghi chép của ông là nguồn gốc của những phát minh hay những phác thảo mà một số đã không thành công.

Việc biên soạn Codex Arundel bao trùm nhiều năm trong đời Leonardo da Vinci, với nhiều mảng chủ đề với những hình ảnh đẹp và những ghi chép gợi sự tò mò cho tất cả người xem.

Phiên bản số hóa của cuốn sách của Thư viện Anh Quốc rất hấp dẫn và những người hâm mộ có thể xem lại như một kỳ quan. Việc xuất bản cuốn sổ những ghi chép là giai đoạn cuối cùng của một quá trình công bố thông tin bắt đầu từ thế kỷ 19.

Vào thời đó, J.P. Richter đã sao chép và dịch một số lớn những tuyển chọn được gọi là “Những tác phẩm văn học của Leonardo da Vinci”.  Nhiều bản sao và bản dịch khác đã được xuất bản.

Theo thời gian, những tuyển tập (album) và sách mỏng gốc đã được bán cho các vương giả và các nhà sưu tập giàu có trên khắp thế giới, chủ yếu ở Châu Âu.

Tìm kiếm những cuốn sổ ghi chép của De Vinci ở đâu

De Vinci đã để lại những ghi chép của mình cho học trò trung thành Francesco Melzi. Những bản vẽ và bài viết của ông một số được tìm thấy trong những sách khổ nhỏ, số khác là ở những trang báo lớn, và chúng đã được tập hợp lại và phục chế lại sau khi ông mất.

Bảo tàng Victoria and Albert ở Luân Đôn có một bộ sưu tập liên tục những cuốn sổ ghi chép của ông. Một bộ sưu tập lớn khác các bản vẽ và nghiên cứu khoa học của ông tìm thấy tại Thư viện Hoàng gia Windson và cuốn sổ ghi chép “Trên những cánh chim” của ông ở Turin.

Mặt khác, những cuốn sách của trường Đại học Oxford – là những tuyển chọn do Irma Richter thực hiện và được Thereza Wells phục chế- giúp chúng ta biết chi tiết hơn về tinh thần của thiên tài này.

Nhờ công nghệ thế giới phẳng, giờ đây mọi người chúng ta đều có thể nghiên cứu những ý tưởng của Leonardo da Vinci được lưu trong những cuốn sổ ghi chép tay, chỉ cần có một máy tính và một nơi thuận tiện để vào mạng là chúng ta có thể thực hiện chuyến du ngoạn vào thế giới kỳ lạ để khám phá bộ óc vĩ đại, đặc biệt kỳ lạ, đi trước thời đại, với nhiều phát minh khoa học chưa được thực hiện..

Nếu nhân loại sớm có khoa học hiện đại, không biết chuyện gì sẽ xảy ra? Có lẽ chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra sớm hơn?

Xem thêm:

Từ Khóa: