Nhà khảo cổ thiên văn William James Veal đã nghiên cứu những hình ảnh vệ tinh chụp bờ biển của Uruguay, và khám phá một lượng lớn các chữ khắc trên một bề mặt dài 4,7 km – những mảng trắng trên một quần thể đá kết tinh…

Nghiên cứu những chữ khắc này, ông đã phát hiện ra bằng chứng về một cuộc thám hiểm thành công đến Tân Thế giới trước Christophe Colombo.

Và đây không phải là chữ viết của người Viking. Những chữ khắc này dường như do một đoàn thám hiểm để lại và chưa từng được nhắc tới trong các sách lịch sử đương thời của chúng ta.

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy những chữ khắc trên bờ biển của Uruguay ở Nam Thái Bình Dương, được nhà khảo cổ thiên văn William James Veall phát hiện:

Chuyên môn của Veall (khảo cổ thiên văn) là nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của thiên văn trong đời sống của các nền văn hóa nguyên thủy.

Chuyên môn này đã dẫn ông tới nghiên cứu về chạm khắc cổ, chữ khắc, và về khoa học văn khắc. Ước tính ban đầu của ông về những chữ khắc ở Uruguay có thể cổ xưa đến 3.000 năm tuổi.

Veall viết trong một bài báo: Kỹ thuật khắc trên đá này dường như tương tự như kỹ thuật proto-Sinaitic (chữ Sinaitic nguyên thủy), trong đó “một loạt các lỗ đục được nối với nhau bởi một nét mảnh để tạo ra từng ký tự riêng biệt”.

Chữ Sinaitic nguyên thủy

Chữ Sinaitic nguyên thủy được sử dụng từ năm 1850 TCN đến năm 1100 TCN. Người ta cho rằng loại chữ này đã thay thế hệ thống chữ viết tượng hình Ai Cập. Sau đó, nó đã được thay thế bằng 22 ký tự được sử dụng bởi tất cả các ngôn ngữ Semite phương Tây.

Veall đã xin ý kiến của nhà nghiên cứu văn khắc, Tiến sĩ Clyde A. Winter của Đại học Uthman dan Fodio ở Illinois về những chữ khắc phát hiện được.

Tiến sĩ Winters cho rằng chữ khắc ở Uruguay là do một đoàn thám hiểm của Tây Phi viết ra khi họ cập bờ ở Nam Mỹ gần 200 năm trước Columbo.

“Tôi tin rằng những chữ khắc này là do toán quân trinh sát của Mansa Abubakari viết ra, họ là những người được Abubakari phát đi trước lực lượng viễn chinh chính (với ít nhất 25.000 người). Những chữ này giống như chữ đã tìm thấy ở Brazil và Bắc Mỹ, để chỉ cho các thành viên của đoàn thám hiểm những nơi tốt nhất để đóng quân“, ông Winters cho biết.

Mansa Abubakari đã từng là hoàng đế của Mali. Ông nhường ngôi cho em trai mình vào năm 1311 và đã tham gia một chuyến thám hiểm để tìm bờ bên kia của Đại Tây Dương. Winters chỉ ra những chữ khắc ở Uruguay rõ ràng thuộc hệ thống chữ viết Mandingo, được đoàn thám hiểm của Abubakari sử dụng.

Winters đã phân tích những chữ khắc ở Uruguay bằng cách sử dụng hệ thống Mandingo:

(Bảng chữ khắc mandingo và phiên dịch)

Năm 2000, BBC đã khảo sát một bằng chứng khác xác thực Abubakari đã đặt chân tới Nam Mỹ trước Columbo.

Một dự án nghiên cứu tại Mali đã phác họa những chuyến đi của Abubakari, chỉ ra bằng chứng là vào năm 1312, Abubakari đã đến được phần bờ biển  của Brazil ngày nay (ở rặng đá ngầm).

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy những dấu vết của đoàn thám hiểm của Abubakari được viết trong một cuốn sách của Al Omari trong thế kỷ thứ 14 ở Ai Cập.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét tài liệu lưu trữ của chính Columbo, trong đó nói rằng ông đã thấy sự hiện diện của các thương gia da đen ở Mỹ.

BBC giải thích các nhà nghiên cứu “đã xem xét tài liệu lưu trữ của chính Columbo, trong đó nói rằng ông đã thấy sự hiện diện của các thương gia da đen ở Mỹ. Họ cũng trích dẫn các phân tích hóa học của những chỏm vàng mà Columbo tìm thấy trên các ngọn giáo ở Mỹ, cho thấy vàng có thể có xuất xứ từ Tây Phi “.

Hình ảnh của nhà vua thám hiểm Abubakari II trong cuốn Atlas Catalan,bản đồ  thế giới được thực hiện năm 1375.

Các nhà sử học truyền thống châu Phi nổi tiếng như những nhạc sĩ hát rong, họ truyền lịch sử qua các bài hát, và có thể họ đã cố tình giữ kín cuộc thám hiểm thành công của Abubakari.

Giáo sư đại học người Mali Gaoussou Diawara đã viết cuốn sách “Abubakari II: nhà thám hiểm Mandingo” trao đổi với BBC: “Các nhạc sĩ hát rong cho rằng sự thoái vị của Abubakari là một hành động đáng xấu hổ, không xứng đáng với lời khen ngợi … Vì lý do này, họ từ chối hát ngợi khen hay nói về người Phi vĩ đại này”. Nhưng các nghệ sĩ hát rong cũng đã bắt đầu nhắc tới sự thành công của cuộc thám hiểm của Abubakari.

Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)

Xem thêm: