“Tôi muốn đưa tới lịch sử vĩ đại mà cả thế giới đều biết… Ai mà biết được, điều này có thể mở ra cho tôi phần còn lại của thế giới”. 

Như trong câu chuyện “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà Paris” của Victor Hugo đã sống mãi trong lòng bao thế hệ, hay trong vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris của Luc Plamondon, hình ảnh chàng gù của Nhà Thờ Đức Bà đánh đu trên quả chuông vĩ đại để nó ngân vang nhiều thế kỷ cũng đã trở thành chứng nhân của lịch sử…

Lại đây bên nhau nam thanh nữ tú
Cảo thơm trong tay ta ôn quá khứ
Nghìn năm trăm năm, Paris lúc đó
Một thiên yêu đương đau thương chất chứa.

Những kiến trúc, tượng thờ, thánh giá
Bao thi nhân, bao nhiêu thi ca
Vinh danh câu chuyện tình nguy nga
Năm tháng không nhạt nhòa…

Quả chuông vĩ đại nhất mang tên Savoyarde

Quả chuông Françoise-Marguerite được gọi là “Savoyarde”, nhà thờ Thánh Tâm (Sacré-Coeur) trên đồi Montmartre © Di sản nước Pháp

Mọi người thường nói về quả chuông Emmanuel của Nhà thờ Đức Bà Paris, là quả chuông nặng nhất ở Pháp. Nhưng trong thực tế, quả chuông nặng nhất do xưởng Paccard đúc năm 1891 cho Nhà thờ Sacre Coeur ở Montmartre. Tên thật của nó là Françoise Marguerite, cũng được gọi là “Savoyarde”, nó nặng 18,3 tấn, cao 3,06 mét. Nó ngân vang ở nốt Do # 2. Chuông này có một lịch sử rất đặc biệt. Xứ Savoie, được sáp nhập vào Pháp năm 1860, đã quyết định biếu tặng một quả chuông cho nhà thờ Sacré Coeur nhân dịp khánh thành nhà thờ này. Như vậy, tiếng của Savoyard ngân lên như một sự trung thành với nước Pháp mà bây giờ Savoie là một thành viên.

Quả chuông Emmanuel nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà Paris

Video tiếng chuông ngân vang của Emmanuel:

Quả chuông Emmanuel của Nhà thờ Notre-Dame ở Paris © NDP

Emmanuel là quả chuông của Nhà thờ Notre-Dame ở Paris và là quả chuông nặng thứ hai ở Pháp. Nó được Florentin Le Gay, thợ đúc người Paris chế tạo lần đầu tiên

vào năm 1680, và được đúc lại vào năm 1686 để tăng thêm trọng lượng. Riêng quả chuông nặng khoảng 12,8 tấn và quả đấm chuông nặng 500 kg. Dù rất nặng nhưng tiếng chuông không ngân vang lắm, chỉ ở nốt Fa # 2, nhưng tiếng rất trong và chính xác, bất chấp đã rất cổ xưa. Trong 330 năm, tiếng chuông Emmanuel vang lên trong những ngày lễ lớn của Giáo Hội: Lễ Phục Sinh, Giáng Sinh, khi một giáo hoàng tạ thế hay được bầu mới…Nó được treo ở toà tháp phía Nam của nhà thờ Notre Dame, Nó sớm hoà âm cùng quả chuông nhỏ Marie, nặng 6 tấn, ngân vang ở nốt  Sol # 2, âm thanh đầu tiên vang lên vào ngày 23 tháng 3 năm 2013.

Xưởng đúc những quả chuông vĩ đại gần 20 tấn ở đâu? 

Ở Pháp hiện chỉ còn một ít các xưởng đúc chuông, nổi tiếng nhất là Cornille-Havard ở Villedieu-les-Poêles vùng Manche và  Paccard Sevrier ở Haute-Savoie. Cả hai đều nổi tiếng vì một lịch sử lâu dài về đúc chuông cho những tòa nhà dân sự hoặc nhà thờ có uy tín nhất ở Pháp và trên thế giới.

Xưởng đúc Cornille-Havard mới đây cũng vừa đúc một loạt chuông mới cho Nhà thờ đức Bà Paris, ngoài quả chuông nhỏ Marie do xưởng đúc Eijbouts ở Asten, Hà Lan thực hiện. Xưởng đúc Paccard cũng đã sản xuất rất nhiều quả chuông nổi tiếng.

Quả chuông Tsar Kolokol

Tsar Kolokol “Chuông Hoàng hậu

Ở cách xa những quả chuông của nước Pháp, là một kỷ lục về kỹ thuật của thế kỷ 18, đứng đầu những quả chuông nặng nhất thế giới: quả chuông chủ của Điện Kremlin ở Moscow. Được đúc năm 1737, nó nặng trên 200 tấn, cao 6 mét và được đặt tên là Tsar Kolokol, có nghĩa là “Chuông hoàng hậu”. Đây là một thành tựu không thể tin được trong việc trang trí và đúc quả chuông kim loại khổng lồ này, với hơn 200 người thợ tham gia. Tuy nhiên  năm 1737 một vụ hoả hoạn đã khiến quả chuông này rơi xuống, và bị sứt mất một mảnh nặng 11 tấn. Quả chuông không thể đổ chuông nữa và được đặt ngoài trởi, dưới chân ngọn đồi Ivan Đại đế trong pháo đài  Kremlin.

Thời Đại Nhà Thờ như một lời kết luận sâu sắc

Như một bản tổng kết sâu sắc câu chuyện “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà Paris” của Victor Hugo và Paris diễm lệ những năm 1842, chứa đựng lời tiên tri về thời mạt thế, ca khúc Le temps des Cathedrales cũng sở hữu giai điệu và ca từ sống mãi với thời gian.

Ca sĩ thể hiện: Bruno Pelletier. Mời độc giả cùng thưởng thức.

Lại đây bên nhau nam thanh nữ tú
Cảo thơm trong tay ta ôn quá khứ
Nghìn năm trăm năm, Paris lúc đó
Một thiên yêu đương đau thương chất chứa

Những kiến trúc, tượng thờ, thánh giá
Bao thi nhân, bao nhiêu thi ca
Vinh danh câu chuyện tình nguy nga
Năm tháng không nhạt nhòa…

Xuân Hà – Hà Phương