Trong những bản sonata piano có đề tài bi hùng của Beethoven, “Appassoonata” (tiếng Ý: đam mê) là vươn cao hơn cả. Romain Rolland, nhà văn phê bình âm nhạc Pháp, đã gọi bản nhạc này là: “đỉnh Mont Blanc của dãy núi Alpes”. Xidle, người học trò của ông có hỏi ý nghĩa nội dung của tác phẩm này là gì, Beethoven đã trả lời: Hãy đọc “Bão táp” của Shakespeare.

A
Chương I viết theo hình thức sonata Allegro, chủ đề chính Fa thứ…

Dĩ nhiên không bao giờ nên hiểu tác phẩm âm nhạc của Beethoven là một sự minh họa của tác phẩm văn học. Nhưng câu trả lời ấy chứng tỏ nội dung bản nhạc có một chiều sâu phức tạp. Cũng như bản sonata số 17, bản sonata số 23 này có liên hệ với “Bão táp” của Shakespeare. Song những hình tượng và tư tưởng đấu tranh còn trực giác, mạnh mẽ hơn những hình tượng của Shakespeare, đó là sự vùng lên của con người chống lại bóng đêm để dành lấy ánh sáng tự do.

Trung tâm tác phẩm của “Bão táp” là những biểu hiện của sức mạnh thiên nhiên, lý trí và nghị lực, ở đây là sức mạnh của con người đấu tranh chống định mệnh để dành cuộc sống. Chính vì thế có người đã giải thích Appassionata – “Nồng nhiệt, say sưa, máu lửa“. Bản sonata này là một trong những bản sonata tính chất bi kịch lạc quan của nhạc sĩ, gần như toàn các chương đều có kịch tính cao độ.

Ba chương của bản nhạc liên kết chặt chẽ với nhau như một bức tranh miêu tả khí sắc đấu tranh của người anh hùng và quần chúng thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX châu Âu.

Nồng nhiệt, say sưa, “máu lửa”- chủ đề và âm lượng dày của bản Đam Mê này như âm thanh của một bản giao hưởng…

Các chủ đề âm nhạc tương phản, âm lượng dày đặc như âm thanh của một bản giao hưởng thực thụ. Chương I viết theo hình thức sonata Allegro, chủ đề chính Fa thứ, gồm nhiều thành phần tương phản. Trong đó có một âm hình ngắn gọn xuất hiện ở bè trầm. Chính âm hình này là âm hình chủ đạo trong giao hưởng định mệnh viết cùng một thời gian.

Nghe chủ đề 1 của chương đầu bản sonata này ta thấy rõ ràng tính chất triết lý suy tưởng. Cái mới mẻ của Beethoven là ở chỗ ông đã dựng lên những chủ đề có nhiều nhân tố, loại đó rất thích hợp với những tư tưởng phức tạp và mâu thuẫn tính kịch thời ông đang sống.

Nhân tố đầu tiên của chủ đề này là một giai điệu đồng âm ở bè trầm, khi chủ đề lên cao với những âm luyến quãng 2 và láy rền (trille) đó là nhân tố 2. Nhân tố 3 là một hình sắc nhọn, lạnh lùng Staccato, nhân tố 3 sẽ là âm hình chủ đạo của chương 1 giao hưởng số 5 về sau.

C
Chương II Andante con moto

Chương II Andante con moto như là một chương đệm trên tính tương phản của toàn liên khúc, soạn bằng hình thức biến tấu. Những âm thanh xao xuyến vang lên trong một khúc nhạc ngợi ca thanh bình. Hết chương II tiếp nối sang chương III không ngưng nghỉ (attacca il Allegro).

Chương III – Allegro ma non troppo sau đó Presto diễn tả những biểu hiện bão táp của thiên nhiên, tượng trưng cho một sự đấu tranh dữ dội. Đoạn coda tràn đầy những âm thanh tính kịch tạo ra cao trào lớn của tác phẩm.

Sau đây chúng ta cùng thưởng thức trọn vẹn cả 3 chương dưới sự biểu diễn của nghệ sĩ piano tài năng người Israel, Daniel Barenboim:

Kim Cương

Bạn đang đọc bài viết: “Thưởng thức tinh tế bản Sonata số 23 của Beethoven được ví như “đỉnh Mont Blanc của dãy núi Alpes” tại chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!