Nền văn minh cổ Maya bắt chóng lụi tàn kể từ thế kỷ thứ 9 trước Công Nguyên, cuối cùng bị hủy diệt bởi cuộc xâm lược của Tây Ban Nha vào năm 1523 sau Công Nguyên. Người Maya đã đạt được thành tựu về phương diện sáng tạo chữ viết. Vậy tại sao nền văn minh lại bị diệt vong? Đây vẫn luôn là bí ẩn lớn nhất mà các chuyên gia và học giả chưa có lời giải đáp.

Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ phát hiện ra các bí ẩn lớn nhất có thể được chôn giấu trong “Lỗ Xanh” tại vùng biển Ca-ri-bê.

 “Lỗ Xanh” (Great Blue Hole) tọa lạc tại vị trí ngoài khơi cách bờ biển Belize khoảng 60 dặm, được hình thành trong thời kỳ băng hà với mực nước biển thấp, sau đó do nước biển dâng cao, đỉnh của động dần sụt lún thành một hang động dưới nước. Nó không chỉ là một điểm lặn nổi tiếng thế giới, mà còn là hang động dưới nước lớn nhất thế giới, nhìn bề ngoài nó có dạng hình tròn với đường kính khoảng 304 mét, độ sâu khoảng 122 mét, được mệnh danh là 1 trong 10 nơi lặn đẹp nhất thế giới.

Gần đây, nhóm nghiên cứu đã phân tích “Lỗ Xanh” và các trầm tích rặng san hô xung quanh vùng nước nông, đồng thời cũng quan sát kích thước màu sắc hạt cùng nhiều sự thay đổi khác, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy trong khoảng thế kỷ 8-10 trước Công Nguyên, tỷ lệ lượng titan và nhôm chứa trong đó đã có sự biến đổi, cho thấy tại thời điểm đó lượng mưa đã giảm đáng kể. Sau khi đối chiếu thì thấy thời gian ấy trùng hợp với kỳ suy thoái của nền văn minh Maya.

 Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng hiện tượng bất thường của hạn hán đã khiến cho nạn đói và tình trạng bất ổn xảy ra, có thể là nguyên nhân chính gây nên sự sụp đổ của nền văn minh Maya.

Mặc dù Maya có nền công nghệ nông nghiệp khá cao giúp họ duy trì nó được hơn 100 năm đầu tiên. Nhưng sau cùng thành phố Maya vẫn do hạn hán mà dần dần bị quên lãng và biến mất trong các khu rừng nhiệt đới.

 Nguồn: NTDTV,
Tùy Thi biên tập

Xem thêm: