Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!

Nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tufts David Henry Feldman, trong nghiên cứu bổ sung đáng lưu ý của ông về sáu  đứa trẻ thiên tài, với tiêu đề “Bước đầu của Tự nhiên,” đã thuật lại những mẩu chuyện rất lạ qua lời cha mẹ những đứa trẻ này.

Một trong số chúng, Adam (bí danh được sử dụng để đảm bảo tính bảo mật), kể lại những ký ức về chính ca sinh đẻ của cậu, bao gồm việc phản ứng với ánh sáng chói lóa trong phòng đẻ và việc đặt cái dụng cụ hút mũi vào mũi cậu. Cậu cũng đề cập rõ ràng những ký ức có được từ trước khi chào đời, như tiếng hát của mẹ cậu, và việc “những bức vách đang đóng lại sát tôi—chúng thật đau đớn.” Điều làm điểm thứ hai đáng chú ý đến vậy là việc giai đoạn mang thai của mẹ cậu đã gặp phải nhiều biến chứng phức tạp, bao gồm triệu chứng co thắt tử cung đã từng đe dọa mẹ cậu phải bỏ thai từ tháng thứ tư trở đi.

Đa số các thiên tài thường xuất hiện trong nhiều trường hợp mang thai có biến chứng và các ca sinh thiếu tháng.

Lấy ví dụ, mẹ của Jake Barnett (một thiên tài vật lý và toán học nổi tiếng) đã phải nhập viện nhiều lần trước khi sinh cậu. Một trường hợp nổi tiếng khác, mẹ của một thiên tài đã gặp tai nạn khi mang thai, nhưng không phải loại tai nạn thông thường—bà đã bị ngã khi đang giúp chồng chống cự lại một kẻ đột nhập họ bắt quả tang đang cố xông vào nhà. Quả là những trải nghiệm đáng sợ!


Thiên tài vật lý và toán học Jake Barnett (Indianapolis Monthly)

Nỗi sợ hãi—và phản ứng sợ hãi tột độ của bộ não và cơ thể trước mối đe dọa sắp xảy đến—là chủ đề tôi từng tìm hiểu trước đây. Tôi đã xem xét các bằng chứng cho rằng những nỗi sợ hãi nhất định có thể được truyền thừa xuống ít nhất hai thế hệ (ít nhất là trên loài chuột) và đưa ra phỏng đoán rằng, đặc biệt khi thai nhi có xu hướng phản ứng cao và nhạy cảm với môi trường, thì trải nghiệm sợ hãi của bà mẹ có thể “in dấu” lên đứa con đang phát triển bên trong một ấn tượng ảo ảnh từ thời điểm đó.

Cũng có sự gia tăng các trường hợp bà mẹ của các thiên tài thường hay mắc chứng tiền sản giật, một bệnh lý với những triệu chứng như tăng huyết áp đột ngột và tình trạng phù mặt, tay, và chân. Tiền sản giật thường xảy ra trong giai đoạn cuối của chu kỳ 3 tháng thứ hai hoặc thứ ba và có thể được gây ra do nhau thai phát triển chưa đầy đủ. Điều đó tiếp theo có thể là do tình trạng khiếm khuyết gen theo đó hệ thống miễn dịch của người mẹ nhìn nhận nhau thai như một tác nhân xâm nhập. Một nghiên cứu khác đã cho thấy việc tiếp xúc với các độc tố môi trường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc chứng tiền sản phụ và sinh thiếu tháng. Rõ ràng vai trò của hệ thống miễn dịch trong các hoàn cảnh có yếu tố nhạy cảm với môi trường là không thể bị coi thường.

Bệnh lý tiền sản giật thường có tỷ lệ cao hơn đối với những bà mẹ của các thiên tài trẻ tuổi, việc phát triển chứng tự kỷ trong phần lớn những thiên tài trẻ tuổi cũng là có mối liên hệ mật thiết. Trên thực tế, nhau thai có thể là một “dấu hiệu sinh học” của chứng tự kỷ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng càng có nhiều nếp gấp dị dạng trên nhau thai của người mẹ bao nhiêu, thì càng có nhiều khả năng đứa trẻ sẽ phát triển chứng tự kỷ, và triệu chứng cũng nghiêm trọng bấy nhiêu. Những nếp nhăn như vậy có thể là cách nhau thai phản ứng trước nhiều loại tác nhân gây stress—các nếp gấp nhau thai cũng giống như đèn tín hiệu Check-Engine (kiểm tra động cơ) trên bảng điều khiển xe ô tô, tức là một dấu hiệu cảnh báo một cái gì đó đang gặp vấn đề.

Mặc dù không phải tất cả các thiên tài đều có khả năng nhớ lại được các ký ức về trải nghiệm trong bụng mẹ, nhưng hầu hết họ đều có một sự nhạy cảm rất tinh tế trước các cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.

Mặc dù không phải tất cả các thiên tài đều có khả năng nhớ lại được các ký ức về trải nghiệm trong bung mẹ, nhưng hầu hết họ đều có một sự nhạy cảm rất tinh tế trước các cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.

Mặt khác, cảm xúc của những thiên tài này là mãnh liệt. Với rất nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ hay chứng rối loạn xử lý cảm giác thì cảm xúc bộc phát của chúng sẽ rất khó kìm chế. Bà mẹ của một thiên tài đã kể lại rằng con trai bà “cảm nhận được càng ngày càng nhiều thứ hơn từ khi được sinh ra. Cậu có quá nhiều cảm xúc như vậy cũng như cảm giác bên trong mình.” Khi 2 tuổi, Claudio đã khóc nức nở khi nghe cha cậu chơi bản nhạc Stabat Mater Dolorosa của Rossini. Nhiều năm sau, Claudio kể lại rằng ngay từ tuổi thiếu thời cậu đã cảm thấy kết nối với từng nốt nhạc cậu nghe được và hiểu rằng âm nhạc chính là biểu hiện của nội tâm cậu.

Khi 2 tuổi, Claudio đã khóc nức nở khi nghe cha cậu đang chơi bản nhạc Stabat Mater Dolorosa của Rossini

Tương tự như vậy, khả năng cảm nhận sự kết nối với những người khác và với cuộc sống nói chung của các thiên tài đã khiến họ trở thành “những người hào phóng và nhạy cảm nhất về mặt tinh thần mà tôi từng gặp,” Tiến sĩ Joanne Ruthsatz thuộc trường Đại học Ohio State nhận định. Bà đã nghiên cứu trường hợp của các thiên tài nhỏ tuổi trong vòng 15 năm qua. Một tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái mang tính phổ quát này bắt đầu rất sớm. Ví dụ như trường hợp của cô bé Rachel 8 tuổi, khi cô đã từng khẳng định rằng cô có thể giao tiếp với động vật, “Cháu có thể!” cô kêu lên một cách bướng bỉnh. “Cháu có thể nhìn thấy điều đó trong mắt của chúng và chúng có thể cảm nhận được sự quan tâm của cháu.”

Trên phương diện này, các thiên tài, cũng như những đứa trẻ tài năng khác, đều có xu hướng bảo vệ người khác và có một cảm nhận sâu sắc về công lý. Chúng có thể trở nên buồn thê thảm nếu một người bạn cùng lớp bị đối xử bất công, và coi các vấn đề như chiến tranh, nghèo đói, vô gia cư, tình trạng ấm lên toàn cầu, tình trạng suy thoái môi trường như là vấn đề của chính bản thân chúng. Chúng thậm chí có thể khóc khi xem các cảnh bạo lực trong phim hoạt hình.

Ngoài ra, những đứa trẻ tài năng thường có xu hướng hỏi các câu hỏi thăm dò mang tính hiện sinh lúc rất sớm, qua đó ám chỉ một sự hiểu biết mang tính trực quan rằng chúng từng đến một thế giới lớn hơn bản thân chúng rất nhiều. Chúng cũng có thể kể lại những trải nghiệm tâm linh siêu thường.

Lấy ví dụ, Elizabeth, khi đang ngồi trên một vách đá nhìn hướng ra biển Thái Bình Dương, đã cảm thấy tâm trí cô được siêu xuất ra khỏi đại dương, vượt qua Trái Đất, và nhìn thấy cái mà cô mô tả như “sự kết nối tổng thể của vũ trụ.” Và Ian đã kể lại việc cảm nhận được những lỗ trong kết cấu của vũ trụ cùng với sự tuyệt chủng của tất cả các chủng sinh mệnh. Phải chăng đây là sự đồng cảm! (Ghi chú: “Visions of Innocence (Hình ảnh của ý thức [chân thực])” của tác giả Edward Hoffman là cuốn sách ghi nhận nhiều nhất về những câu chuyện như vậy)

Nhân vật Lisa Simpson trong chương trình truyền hình “Gia đình Simpson” chính là gương mặt hội tụ đủ tất cả những phẩm chất này.

20 năm trước khi ra đời bộ phim “Gia đình Simpson,” nhà tâm lý học tiên phong người Ba Lan Kazimierz Dabrowski đã danh mục lại những đặc điểm tính cách như vậy thành một cụm mà dịch từ tiếng Ba Lan thì là “trạng thái quá kích thích”. Năm (5) đặc điểm tính cách ông đưa ra là: dư năng lượng vật lý; siêu phản ứng của giác quan ; trí tưởng tượng phong phú; sự tò mò và dẫn dắt một cách trí tuệ; và khả năng quan tâm lớn. Sự kết hợp của cả 5 yếu tố trên sẽ biểu hiện ra sự phức tạp và mãnh liệt trong cảm xúc. Biểu hiện này được mô tả như một cách thức hoàn toàn khác biệt trong trải nghiệm cuộc sống: “sinh động, lôi cuốn, sâu sắc, bao dung, phức tạp, chỉ huy  – sống thực tại một cách mãnh liệt.”

Rõ ràng, những đứa trẻ cực kỳ tài năng này đã khá may mắn theo nhiều cách khác nhau. Trí tuệ sâu sắc, trí nhớ thiên tài và sắc bén, nguồn năng lượng bất tận, sự đam mê và động lực, cùng với khả năng bao dung người khác bằng sự đồng cảm của họ—tất cả đã làm họ trở nên khác biệt. Những nhà bác học cũng khác biệt, nhưng là thông qua khả năng đặc biệt và thường là khả năng kỳ lạ của bản thân. Những người có cảm giác kèm (synesthesia) cũng là một tình trạng hiếm, thể hiện sự kỳ diệu của việc kết nối cường độ cao giữa các vùng não bộ.

Xem thêm: Hiện tượng cảm giác kèm và khả năng ‘nếm’ từ ngữ

Nếu tất cả những hiện tượng này xảy ra trong tử cung, thì theo một cách hiểu nào đó thì chúng là những khả năng mà tất cả chúng ta đều có thể sở hữu nếu quá trình phát triển trước khi sinh của chính chúng ta gặp phải những hoàn cảnh không thuận lợi hay trở ngại lớn. Liệu vẫn còn có những năng lực khác chỉ dành riêng một nhóm thiểu số không? Tôi tin là có, và sẽ đưa ra bằng chứng cho luận điểm này trong những bài viết tương lai.

Michael Jawer đã nghiên cứu nền tảng thân-tâm của tính cách và sức khỏe trong 15 năm qua. Các bài viết và bài nghiên cứu của ông đã được đăng trên tạp chí Spirituality & Health (Sức khỏe & Tâm linh), Explore: The Journal of Science and Healing (Khám phá: Tạp chí Khoa học và Trị liệu), Noetic Now (Tạp chí Lý trí đương thời), và Science & Consciousness Review (trang web chuyên cung cấp tài liệu chuyên đề về sự nhận thức). Có thể liên hệ với Jawyer qua địa chỉ email sau [email protected].

Bản gốc đăng trên tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay).
Michael Jawer
Lê Anh biên tập

Xem thêm: