Một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ các Trái Đất sơ sinh có khả năng xuất hiện nhiều nhất tại đâu và khi nào.

Nghiên cứu cho thấy “vùng có thể phát sinh sự sống” – khoảng cách giữa những Trái Đất sơ sinh và các ngôi sao trẻ mà chúng xoay quanh, là xa hơn nhiều so với được khám phá trước đây.

“Vùng có thể phát sinh sự sống” là vùng không gian quanh mặt trời nơi nước có khả năng ở thể lỏng trên bề mặt hành tinh và các dấu hiệu sự sống trong bầu khí quyển có thể được kính viễn vọng phát hiện.

Cô Lisa Kaltenegger, Phó Giáo sư ngành thiên văn học, đại học Cornell, chia sẻ, “Cuộc tìm kiếm những thế giới mới có thể sinh sống là một trong những điều thú vị nhất con người đang thực hiện ngày nay. Và đi tìm những Trái Đất sơ sinh sẽ thêm một mảnh ghép thú vị trong cả câu đố về cách ‘hành tinh xanh’ này vận hành.”

Nghiên cứu sinh Ramses M. Ramirez nói, “Khoảng cách đến mặt trời tăng thêm, đồng nghĩa những hành tinh sơ sinh này có thể được nhìn thấy rất sớm từ mặt đất bằng những kính thiên văn thế hệ tiếp theo.”

“Chúng sẽ nhìn thấy dễ hơn khi “vùng có thể phát sinh sự sống” nằm xa hơn, từ đó chúng ta có thể xác định được các hành tinh tiềm năng từ khi mặt trời của chúng còn rất mới.”

Ngoài ra, vì giai đoạn hình thành của các ngôi sao lạnh (coolest stars) rất lâu dài, có thể lên đến 2,5 tỉ năm, có khả năng cuộc sống bắt đầu trên một hành tinh trong giai đoạn đầu của mặt trời, sau đó sự sống có thể di chuyển lên bề mặt (hoặc dưới nước) khi độ sáng của ngôi sao giảm xuống.

Vài trăm đại dương

“Trong cuộc tìm kiếm những hành tinh giống như Trái Đất, chúng ta chắc chắn sẽ tìm thấy những bất ngờ. Đó là điều làm cho cuộc tìm kiếm này thú vị,” Kaltenegger chia sẻ.

Nghiên cứu mới này, được xuất bản trên tạp chí Astrophysical Journal Letters, đưa ra những ước lượng về vị trí có thể tìm ra những Trái Đất sơ sinh. Những ước lượng này còn đánh giá lượng mất nước tối đa của những hành tinh đá có cùng khoảng cách như sao Kim, Trái Đất và sao Hỏa so với Mặt Trời. Đây có thể là những điểm tham khảo hữu ích.

Ramirez và Kaltenegger cũng khám phá ra rằng trong trong giai đoạn đầu phát triển của một hệ mặt trời, các hành tinh sau này nằm trong “vùng có thể phát sinh sự sống” khi ngôi sao nguội dần, ban đầu có thể mất lượng nước tương đương vài trăm đại dương hoặc hơn, nếu chúng xoay quanh các ngôi sao lạnh.

Tuy nhiên, ngay cả khi hiệu ứng nhà kính được kích hoạt – khi một hành tinh hấp thụ nhiều năng lượng từ ngôi sao hơn là phản xạ lại ra ngoài không gian, làm nước bề mặt bốc hơi nhanh – một hành tinh vẫn có thể cư ngụ được nếu sau này nước được bổ sung cho hành tinh, sau khi hành tinh di chuyển ra xa.

“Sau giai đoạn hình thành lõi, hành tinh của chúng ta đã được bổ sung nước trong một thời kì bị bắn phá nặng nề bởi các thiên thạch giàu nước,” Ramirez nói.

“Các hành tinh có khoảng cách đến các ngôi sao lạnh, tương tự như của Trái Đất hay sao Kim hiện tại, có thể được bổ sung nước sau này theo cách tương tự.”

Nguồn: Đại học Cornell. Đăng lại từ Futurity.org, thuộc thể loại Creative Commons 3.0

Ghi chú của biên dịch: Mặt Trời của chúng ta cũng là 1 ngôi sao, do đó từ “ngôi sao” trong bài để chỉ ngôi sao trung tâm của các hệ, tương tự như Hệ Mặt Trời.

Ngôi sao lạnh (coolest star): các ngôi sao như Mặt Trời, sau khi đã nguội đi, độ phát sáng và nhiệt độ giảm, đặc trưng là không còn phản ứng hạt nhân tại lõi để tổng hợp hydro thành heli.

Giai đoạn hình thành của các ngôi sao (pre-main sequence): Giai đoạn từ khi hình thành cho đến trước khi phát sinh phản ứng hạt nhân tại lõi để tổng hợp hydro thành heli

Từ Khóa: