Mọi người đều biết, mặc áo chống đạn là biện pháp quan trọng để bảo vệ tính mạng cho binh lính. Nhưng trên chiến trường, nhiều binh lính thường bỏ qua cách này, vậy nguyên nhân vì sao?

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về sự ra đời, phát triển và những tính năng của áo chống đạn để biết nguyên nhân nhé!

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

1. Thời kỳ đầu, áo chống đạn quá nặng

Trên thế giới, quân đội Anh là những người đầu tiên được chính thức trang bị áo chống đạn. Áo chống đạn bằng thép được ra đời vào năm 1915 và trang bị cho phi công. Sở dĩ chỉ trang bị cho phi công là bởi loại áo này nặng đến 9 kg nếu bộ binh mặc, sẽ không thể linh hoạt di chuyển.

Cùng thời điểm này, nước Đức đưa ra áo chống đạn làm từ hợp kim silic và niken cho lính gác, các tay súng chủ yếu để đề phòng đạn lạc và mảnh vỡ, cũng có thể phòng tránh sức mạnh của đạn súng lục. Ngoài ra, trên chiến trường những người được phân phát áo chống đạn thông thường là bộ phận lính ở một vị trí cố định, không phải di chuyển.

2. Trong thế chiến, áo chống đạn quá cồng kềnh

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, do đặc thù về chiến hào nên một bộ phận binh sĩ không cần thường xuyên di chuyển hay vận động, họ cần được bảo hộ nên áo chống đạn cồng kềnh có thể đáp ứng nhu cầu của những người này.

Nhưng đến chiến tranh thế giới thứ hai, hình thức chiến hào đã khác so với thế chiến thứ nhất. Lúc này, những chiếc áo chống đạn cồng kềnh không thích hợp với hình thức tác chiến cơ động nhanh mạnh nữa. Bởi vậy, bộ binh ở các quốc gia đã đồng loạt cởi bỏ những chiếc áo vướng víu này.

Áo giáp SN-42 bằng thép, dày 2mm, trọng lượng 3. 5kg. (Ảnh: Internet)
Áo giáp SN-42 bằng thép, dày 2mm, trọng lượng 3,5kg. (Ảnh: Internet)

Trong thế chiến thứ 2, sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí cơ giới hạng nặng đã xoá nhoà tác dụng của áo chống đạn. Với những loại vũ khí gây nổ có sức công phá lớn, các loại đạn xuyên thép… áo chống đạn cũng không thể bảo vệ binh lính.

3. Áo chống đạn quá cứng nhắc

Về sau này, nước Mỹ đã phát hiện ra thép hợp kim Mangan là vật liệu có thể làm ra áo chống đạn chỉ có trọng lượng 4 kg. Sau đó, họ tìm ra một loại áo chống đạn bằng gốm nhẹ hơn và cũng có hiệu quả tương tự. Tuy nhiên,  cả hai loại áo chống đạn này đều quá cứng, ảnh hưởng lớn đến động tác và sự vận động của binh lính. Dù tính năng bảo hộ cao, nhưng rất nhiều binh lính và cảnh sát đã không lựa chọn mặc loại áo chống đạn cứng nhắc này.

4. Trong chiến tranh giữa các nước lớn, áo chống đạn không có nhiều tác dụng

Vào những năm cuối của thế chiến thứ hai, nước Mỹ đã đưa ra loại áo chống đạn làm từ vật liệu nylon nhẹ và mềm hơn so với áo chống đạn kim loại. Đồng thời, loại áo này có thể chống được đạn súng ngắn. Tuy nhiên, khi đối mặt với sức mạnh của toàn bộ súng trường trong trận chiến Thượng Cam Lĩnh, Trung Quốc, áo giáp loại này cũng không có tác dụng.

Áo chống đạn GTVBA của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Áo chống đạn GTVBA của Mỹ. (Ảnh: Internet)

5. Áo chống đạn kiểu mới vẫn rất phiền toái

Hệ thống áo giáp chống đạn hiện tại của quân đội Mỹ được làm từ sợi Kevlar và gốm. Chiếc áo NIJ IIIA bao gồm lớp lót chống đạn làm từ sợi Kevlar mềm mại (OTV) và hai lớp gốm cứng rắn (SAPI) đặt trước và sau ngực. Một chiếc áo chống đạn NIJ IIIA có thể chống được đạn của AK-47, M16, QBZ95 bắn ở cự ly gần. Loại áo giáp này không chỉ có hiệu quả tốt mà còn nhẹ hơn nhiều lần sao với loại áo làm bằng sắt.

Ví dụ: Một lớp OTV nặng 3.8 kg, một khối SAPI nặng 1.8 kg, như vậy một chiếc áo sau khi đặt một khối SAPI trước và sau ngực sẽ có tổng trọng lượng là 7,4 kg.

Áo chống đạn kiểu mới của lính Mỹ. (Ảnh: Internet)
Áo chống đạn kiểu mới của lính Mỹ. (Ảnh: Internet)

Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, do đặc thù của cuộc chiến này nên quân Mỹ hầu hết mặc áo chống đạn. Nhưng trong cuộc tác chiến tại Afghanistan, quân Mỹ thường phải đi bộ, leo trên cao nguyên vùng núi thời gian dài và khoảng cách xa. Lúc này, áo chống đạn trở thành trở ngại, vì vậy họ đã sử dụng một phiên bản nhẹ và linh động hơn.

Bởi vậy, có thể nói rằng với những hạn chế trên, áo chống đạn chỉ là vật dụng dự bị, không phải tất cả binh lính đều cần dùng, không có tính phổ biến mà cần tùy trường hợp cụ thể để sử dụng. Tuy nhiên, không thể phủ định rằng sự có mặt của áo chống đạn trong các cuộc giao tranh đã cứu mạng sống của vô số binh lính.

Theo Letu.life
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: