Trang chủ Đại học Cambridge (Anh) đã có một ngày tắc nghẽn nghiêm trọng vì quá nhiều người truy cập sau khi thông tin luận án tiến sĩ của nhà khoa học vũ trụ Stephen Hawking được phép tải miễn phí.

Đêm 23-10 theo giờ Việt Nam, Đại học Cambridge đã lần đầu tiên đăng tải trên trang chủ của mình toàn bộ bản luận án tiến sĩ của nhà vật lý lý thuyết Stephen Hawking viết năm 1966, khi ông vừa tròn 24 tuổi.

Luận án này có tên “Properties of Expanding Universes”, tạm dịch là “Tính giãn nở của vũ trụ” trình bày các nghiên cứu về nguồn gốc và sự hình thành của vũ trụ.

Giáo sư Stephen Hawking (Ảnh: AP)

Trong lời phát biểu của Hawking trước quyết định đăng tải luận văn của mình được AP dẫn lời có đoạn “Tôi hi vọng nó sẽ tạo cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới, để họ nhìn lên các vì sao chứ không phải cúi xuống để chỉ thấy bàn chân của mình; để họ tự hỏi về vị trí của chúng ta trong vũ trụ, và không ngừng cố gắng để thấu hiểu được nó”.

Giá trị của nghiên cứu cùng với tên tuổi của Stephen Hawking đã khiến gần như ngay sau khi việc cho phép “tải miễn phí” được công bố, thông tin lập tức lan truyền với tốc độ chóng mặt và lượng người truy cập vào trang web của Đại học Cambridge vượt quá sức chịu tải. Kết quả, trang chủ của trường đại học danh tiếng này bị tê liệt trong cả ngày hôm qua.

“Phản ứng của cộng đồng là rất lớn đối với quyết định của Giáo sư Hawking khi cho phép tải luận án của ông. Đã có gần 60.000 lượt tải về trong vòng chưa đầy 24 giờ. Kết quả là, người truy cập vào mục Open Access của chúng tôi có thể thấy bị chậm hơn bình thường, và có thể nhiều lúc bị tạm thời gián đoạn”, Guardian dẫn lời phát ngôn viên Đại học Cambridge.

Trường đại học Cambridge (Ảnh: The Truth Speaker)

Lý do Stephen Hawking công bố luận án của mình ở thời điểm này cũng là một chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Một số cho rằng động thái này của ông nhằm “dằn mặt” những người hoài nghi về lý thuyết vũ trụ giãn nở cũng như Vụ Nổ Lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ trước một nghiên cứu của bộ ba nhà khoa học vật lý Anna Ijjas, Paul J. Steinhardt, Abraham Loeb xuất bản trên tạp chí khoa học Scientific American với nội dung theo hướng phủ định các nghiên cứu của ông và cộng sự.

Bài viết có tựa đề “Pop Goes the Universe”, trong đó phản đối lý thuyết giãn nở của vũ trụ, lập luận rằng tất cả những người ủng hộ thuyết trên đều đang cắm đầu tin vào một lý thuyết không có bằng chứng thực nghiệm.

Vụ nổ Bigbang và sự giãn nở của vũ trụ (Ảnh: pbs.org)

Thuyết Big Bang và sau này là lý thuyết lạm phát vũ trụ, cho rằng một vụ nổ diễn ra cách đây 13,7 tỉ năm đã khai sinh ra vũ trụ. Từ sau sự kiện Big Bang, vũ trụ trở nên cực nóng và “giãn” ra liên tục cho đến nay. Các thiên hà trong vũ trụ vì thế ngày càng “trôi” ra xa nhau hơn.

Nhưng theo bộ ba nhà khoa học nêu trên, vũ trụ hiện tại phải được giải thích theo “Big Bounce”, tức là “một cú chuyển mình/hồi phục lớn”.

Theo đó thì vũ trụ không chỉ là vụ nổ khởi thủy và mở rộng mãi mãi, mà hoạt động theo chu kỳ. Tức là khi năng lượng vũ trụ cạn kiệt, nó sẽ quay về trạng thái ban đầu, rồi lại trở nên cực nóng và cực rắn – cô đặc, để lại xảy ra một vụ nổ hoặc biến cố tiếp theo để giãn nở.

Lý thuyết Bigbounce (Ảnh: pbs.org)

Stephen Hawking sinh ngày 8-1-1942, là một nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học và hiện giữ vai trò Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết của Đại học Cambridge.

Ngay từ khi còn trẻ, ông đã mắc một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên, khiến cho cơ thể hầu như liệt toàn thân và phải giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói.

Bài xích tín ngưỡng và đức tin có thể là nguyên nhân khiến Stephen Hawking phải chịu nhận sự hành hạ khủng khiếp của bệnh tật (Ảnh: Huffington Post)

Vì những đóng góp khoa học của mình, Stephen Hawking được xem như một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đối với vật lý hiện đại nhưng đồng thời cũng là một người có tư tưởng bài trừ quyết liệt các hệ tín ngưỡng và phủ định đức tin.

Nhiều người tin rằng, Stephen Hawking dù có tài ba đến đâu cũng không thể thấu triệt được vũ trụ, khoa học thực chứng không thể làm được điều đó. Và một thái độ coi thường “Đấng tạo hóa” có thể chính là nguyên nhân khiến vị giáo sư này phải chịu nhận sự hành hạ khủng khiếp của bệnh tật và bất hạnh.

Hoài Anh