Theo một số báo cáo, Trung Quốc đã mất kiểm soát Trạm vũ trụ Thiên Cung 1, làm dấy lên lo ngại trạm vũ trụ này có thể rơi tự do xuống Trái Đất.

Được phóng vào năm 2011, Phòng thí nghiệm Thiên Cung 1 dường như đã mất kiểm soát và có thể đang bay về phía Trái Đất, theo một số chuyên gia.

Trạm không gian Thiên Cung 1. (Ảnh: Internet)
Trạm không gian Thiên Cung 1. (Ảnh: Internet)

Trạm không gian Trung Quốc đã được phóng lên không gian hơn 5 năm về trước và sau khi tiếp cận giai đoạn cuối cùng sứ mệnh của mình, con tàu này từng được dự kiến sẽ ‘trở về Trái Đất’ an toàn bằng cách tự bốc cháy trên bầu khí quyển để không gây ra thiệt hại tiềm tàng đối với các khu vực dân cư đông đúc trên Trái Đất.

Tuy nhiên, theo các báo cáo, Cục Không gian Trung Quốc đã mất liên lạc với trạm không gian này, và nó có thể rơi xuống.

Tuy rằng hầu hết các bộ phận của nó sẽ bốc cháy khi đi xuyên qua các lớp khí quyển dày của Trái Đất, một số bộ phận sẽ không hề hấn gì trước khi rơi xuống bề mặt.

Các nhà khoa học đang quan sát màn hình cho thấy quá trình tàu vũ trụ Thần Châu 10 ghép nối với mô-đun không gian Thiên Cung 1 tại Trung tâm Kiểm soát Vũ trụ Bắc Kinh vào ngày 13/6/2013 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Các nhà khoa học đang quan sát màn hình cho thấy quá trình tàu vũ trụ Thần Châu 10 ghép nối với mô-đun không gian Thiên Cung 1 tại Trung tâm Kiểm soát Vũ trụ Bắc Kinh vào ngày 13/6/2013 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

“Nếu tôi đúng, Trung Quốc sẽ chờ đến phút chót mới thông báo cho thế giới biết về sự cố trạm không gian của họ”, Thomas Dorman, một nhà thiên văn học nghiệp dư, chia sẻ với trang Space.com trong một cuộc phỏng vấn. Anh Dorman đã ghi hình, quan sát trạm không gian này nhờ các kính viễn vọng, ống nhòm, các camera quay phim và chụp ảnh, một đầu ghi DVD, một máy tính và các dụng cụ khác.

Trước đây, truyền thông Trung Quốc đã báo cáo rằng Cục Không gian của họ đã gặp phải các vấn đề khi liên lạc với Trạm không gian này, nhưng họ chưa cập nhật các thông tin mới nhất về vấn đề này.

“Sẽ là một ngày rất tệ nếu các mảnh vỡ của tàu không gian này rơi xuống một khu vực đông dân cư… song hiện chưa rõ nó sẽ rơi xuống biển hay xuống khu đông dân cư”, ông nói thêm. “Nhưng cần nhớ rằng – đôi lúc, những trường hợp kỳ dị không thể được tính toán trước, nên cứ chờ đợi xem sao”.

Bức ảnh chụp màn hình vào ngày 26/7/2012 3 phi hành gia Trung Quốc trên phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung 1 (Ảnh: Internet)
Bức ảnh chụp màn hình vào ngày 26/7/2012 3 phi hành gia Trung Quốc trên phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung 1 (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, các chuyên gia khác tin rằng các động thái kỳ lạ của trạm không gian này có thể được giải thích bằng nhiều lý do khác nhau, và chúng ta không nên vội vã cho rằng nó đã bị mất kiểm soát.

“Có vẻ như chẳng có chuyện gì phải rối lên cả”,  Tiến sĩ Thomas Sean Kelso, một nhà nghiên cứu khí động học cao cấp tại Trung tâm Tiêu chuẩn & Sáng kiến Không gian (Center for Space Standards & Innovation), đã trao đổi với trang Space.com. “Tôi muốn xem một vài số liệu cực kỳ chi tiết của 1 giai đoạn khi Thiên Cung 1 có vẻ đang ổn định, để thấy rằng nó hiện nay đang bị mất kiểm soát, trước khi đi quá sâu vào việc này”.

Cục Không gian Trung Quốc đang lên kế hoạch thay thế trạm Thiên Cung 1 bằng trạm Thiên Cung 2, dự kiến sẽ được phóng vào không gian vào tháng 9/2016. Phiên bản mới khác của Cục Không gian Trung Quốc sẽ lớn hơn tiền thân của nó rất nhiều và dự kiến sẽ được hoàn thành vào 2023.

Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient-code.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: