Sóng não dao động tại các mức tần số khác nhau, phụ thuộc vào các trạng thái khác nhau của ý thức tỉnh táo. Nghiên cứu đã cho thấy rằng tại các “khoảnh khắc A ha!” não bộ sẽ sản sinh sóng Gamma.

Chúng ta đã thảo luận nghiên cứu này và các tần suất dao động khác nhau trong bài viết “Sóng Gamma và cảm hứng” Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn hiệu quả của thiền định trong việc sản sinh sóng Gamma, kèm theo đó là các “khoảnh khắc A ha!” siêu việt.

song-nao copy

Nhận thức thông thường về lợi ích của việc thiền định là “làm tĩnh lặng tâm trí”, từ đó giảm bớt căng thẳng cho cơ thể. Tuy vậy, có một điều đáng nhắc đến là, trong khi nhiều người đã báo cáo các hiệu quả làm thư giãn thông thường của việc thiền định thường xuyên, nhưng có một số người tập thiền đã báo cáo xuất hiện các trạng thái siêu việt, trong đó họ trải nghiệm được các nhận thức sâu sắc về một bản chất “tâm linh”.

Những trải nghiệm này không hề dễ hiểu trong cách thức các bộ não khoa học truyền thống có xu hướng nhìn nhận các thực thể có thể đo lường. Tuy nhiên, có lẽ nên đặt “những trạng thái siêu việt” này vào bối cảnh của các công cụ chúng ta đang đo lường hiện nay.

Năm 2004, Tập san của Viện Khoa học Quốc gia đã xuất bản một bài viết tóm tắt các trạng thái điện não đồ của những người tập thiền lâu năm trong quá trình thiền định. Kết luận của nghiên cứu này là như sau: “Tỷ lệ giữa hoạt động sóng gamma (25–42 hertz, Hz)… lúc ban đầu là cao hơn đối với nhóm tập thiền so với nhóm kiểm soát … Sự khác biệt này đã gia tăng đáng kể trong quá trình tập thiền trên hầu hết các điện cực vùng da đầu và duy trì ở mức cao hơn so với trạng thái lúc ban đầu”.

Năm 2010, tạp chí Cognitive Processes có đăng một bài nghiên cứu phân tích các sóng điện não ghi nhận được trong phương pháp điện não đồ giữa những người thiền tập Vipassana lâu năm và những người không tập thiền. Các kết quả được ghi nhận như sau: “Sự gia tăng tương đối hoạt động sóng theta ở vỏ não trước đã được quan sát trong quá trình thiền định, cũng như sự gia tăng hoạt động sóng gamma ở vùng đỉnh chẩm… Kết quả này cho thấy việc tập thiền Vipassana lâu năm sẽ góp phần làm gia tăng hoạt động sóng gamma ở vùng thùy chẩm có liên hệ với chuyên môn tập thiền lâu năm và sự gia tăng nhận thức giác quan”.

Xem thêm:

Năm 2004, nhà khoa học thần kinh, TS Richard Davidson đã nghiên cứu những loại sóng não phát ra bởi các nhà sư Tây Tạng trong trạng thái thiền định và phát hiện thấy một số nhà sư đã phát ra sóng não Gamma mạnh hơn và có cường độ cao hơn bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử.

Năm 2008, TS Davidson đã tiến hành một thí nghiệm khác với nhà sư Phật giáo Matthieu Ricard, được mệnh danh là “Người đàn ông hạnh phúc nhất trên thế giới”. Sóng não ông Ricard sản sinh được nhìn nhận là “nằm ngoài tầm với” khi xét đến cường độ mạnh mẽ của nó.

nha su tay tang matthieu ricardNhà sư Phật giáo Matthieu Ricard ngồi trong một căn phòng cách âm và trò chuyện với TS Richard J. Davidson (phải) trước khi tiến hành một thử nghiệm điện não đồ tại cơ sở điện não đồ ở Trung tâm Waisman trực thuộc Đại học Wisconsin-Madison vào ngày 5/7/2008. (Ảnh: Jeff Miller)

Vô số các lợi ích sinh lý và thần kinh của giấc ngủ sâu đã được xem xét một cách kỹ lưỡng. Cơ chế vật lý thông thường của việc thiền định (dựa trên phương pháp điện não đồ và nhịp thở) là tương đồng với việc ngủ. Do đó chúng sẽ có các lợi ích tương đương.

Điểm khác biệt chủ yếu giữa thiền và ngủ là, trong trạng thái thiền định một người có thể tác động đến ý định của não bộ/tâm trí một cách có ý thức, còn trong giấc ngủ … nó sẽ chạy lung tung!

Một số nhà sư đã phát ra sóng não Gamma mạnh hơn và có cường độ cao hơn bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử.

Một khía cạnh thú vị khác của việc thiền định là tác động của nó lên tính mềm dẻo của não bộ (neuroplasticity). Đây là khả năng con người có thể thay đổi cấu trúc vật lý của não bộ.

Chúng tôi đã tóm tắt trong bài “Sóng Gamma và cảm hứng” về cách thức sóng Gamma liên hệ với các kết nối thần kinh mới. Ở đây chúng tôi sẽ thảo luận về cách thức sóng Gamma được sản sinh với số lượng lớn đối với những người tập thiền lâu năm. Không có gì ngạc nhiên khi việc thiền tập mang lại các lợi ích cảm xúc tích cực.

Vì vậy không có gì là lạ khi “Người đàn ông hạnh phúc nhất trên thế giới” là một người tập thiền tận tâm, lâu năm.

thien dinh ban tre thanh nien(Ảnh: Armin Staudt/iStock)

Khi chúng ta phải nghĩ đến một loại chất hóa học “hạnh phúc” tự nhiên trong cơ thể, mọi người thường khá quen thuộc với thuật ngữ “dopamin”. Trong não bộ, dopamin đóng vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh (nó dẫn truyền các tín hiệu từ một nơ-ron này đến một nơ-ron khác). Logic mách bảo chúng ta rằng “Người đàn ông hạnh phúc nhất trên thế giới”, người phát ra các luồng sóng Gamma cao chót vót tạo ra vô số các liên kết thần kinh mới, có nhiều khả năng cũng đã đồng thời tăng tiết chất dopamin.

Vậy còn những trải nghiệm siêu việt những người tập thiền lâu năm này dường như đã có thì sao?

Sự bùng nổ các hiểu biết sâu sắc trong những “khoảnh khắc A ha!” đã xuất hiện tại mức tần số 40 Hz.

Chỉ vì chúng ta có thể định lượng những khoảnh khắc này bằng cách sử dụng các ví dụ “thực tế” về các hiểu biết sâu sắc dựa trên thí nghiệm khoa học, điều đó không nhất định cho thấy các trải nghiệm của nhà sư Phật giáo tại mức tần số 80 hay thậm chí 200 Hz là “không có thực”.

Xem thêm:

Cần phải có một sự đồng nhất trong giả thuyết và phân tích. Có lẽ khoa học hiện đại đang thiếu khả năng nhận thức một thực tại chân lý “rộng lớn hơn”? Hay có lẽ đây chỉ đơn giản là việc thiếu thốn các thiết bị tiên tiến cho phép chúng ta nhìn vào thế giới của các sóng gamma năng lượng cao hơn?

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.

Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.

Tác giả: J.C. , Q4lt.com
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch