Chim cánh cụt mặc áo len? Phải chăng đây chỉ là một bộ phim hoạt hình cho thiếu nhi, một tiết mục trình diễn nào đó, hay đơn giản chỉ là một chương trình quảng cáo ăn khách trên truyền hình? Không phải vậy, bởi đây là câu chuyện hoàn toàn có thật xảy ra trên đảo Phillip, nằm ở phía Đông Nam thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria, Australia.

(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
Một chú chim cánh cụt mặc áo len trên đảo Phillip (Ảnh: Penguin Foundation, Facebook)

Trong số 17 loài chim cánh cụt sống ở nam bán cầu, có lẽ chỉ riêng những chú chim cánh cụt bé xinh trên đảo Phillip là được khoác lên mình bộ áo len độc đáo. Nhưng không phải để trang trí, cũng không phải để chuẩn bị cho tiết mục biểu diễn, mà là để… bảo vệ cơ thể khỏi dầu tràn.

Dầu là một trong những nguyên nhân chính đe dọa mạng sống của loài chim cánh cụt. Theo Penguin Foundation, chỉ một lượng dầu nhỏ bằng móng tay cũng đủ để giết chết một con chim nhỏ. Từ cuối thập niên 1990 tới đầu những năm 2000, vùng biển phía Nam của Australia đã chứng kiến nhiều vụ dầu tràn nghiêm trọng. Trong đó, phải kể đến vụ tràn dầu Iron Baron năm 1995 với khoảng 325 tấn dầu loang trên biển, ước tính 10.000-25.000 chim cánh cụt đã tử vong sau tai nạn này.

(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
Chim cánh cụt trên bờ biển đảo Phillip, Australia (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)

Khi vấn nạn trên vẫn chưa được khắc phục, các tổ chức sinh thái đã phải vào cuộc để cứu sống loài cánh cụt trên đảo. Trung tâm Wildlife Clinic của công viên Nature Parks là nơi chăm sóc các “nạn nhân dầu tràn”. Tại đây, một loại áo len đặc biệt sẽ được các nhân viên mặc lên người những chú chim cánh cụt bị nhiễm dầu trước khi chúng được lau sạch và trở lại với tự nhiên. Khi lông dính bết, chim cánh cụt sẽ tìm cách rỉa lông để làm sạch – điều này có thể khiến chúng nuốt phải dầu và dẫn tới tử vong. Áo len không chỉ ngăn chặn nguy cơ này, mà còn giúp thấm dầu và giữ ấm cho cơ thể.

Cánh cụt được trả về với tự nhiên sau thời gian chăm sóc tại Wildlife Clinic (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
Cánh cụt được trả về với tự nhiên sau thời gian chăm sóc tại Wildlife Clinic (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)

Áo len cánh cụt được đưa vào sử dụng bắt đầu từ năm 1998. Cho đến khi chương trình đan áo kết thúc vào đầu năm 2015, những tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới đã gửi hàng ngàn chiếc áo cho chim cánh cụt trên đảo Phillip.

Cụ bà gần 100 tuổi Merle Davenport, người đã đan hơn 1000 áo len cánh cụt kể từ cuối thập niên 1990 tới nay (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
Cụ bà gần 100 tuổi Merle Davenport, người đã đan hơn 1000 áo len cánh cụt kể từ cuối thập niên 1990 tới nay (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)

Và đây là những chiếc áo len cánh cụt dễ thương từ các tình nguyện viên:

(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
Thời trang áo len dành cho chim cánh cụt (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
Một chiếc áo len “cánh cụt siêu nhân” (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
Mỗi chiếc áo đều được đan bằng tay và thể hiện sức sáng tạo của người thực hiện (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
Bộ áo len dành cho dịp giáng sinh (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
Áo len giúp thấm dầu và giữ ấm cho cơ thể (Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)
(Ảnh: PenguinFoundation, Facebook)

Hồng Liên

Xem thêm: