Các nhà khảo cổ phát hiện dấu tích bức tường xây lại của thành Jerusalem, tương đồng với miêu tả trong Kinh Thánh.

Vài năm trước, các nhà khảo cổ đã khai quật được một một bức tường dài ở thảnh cổ David thuộc Jerusalem. Bức tường này được miêu tả trong Sách Nehemiah thuộc Kinh Thánh, viết trong khoảng 445 đến 420 trước Công nguyên.

Sự tích trong Kinh Thánh kể rằng, Nehemiah, viên quan tổng trấn trong triều đình Ba Tư của Vua Artaxerxes I tại thủ phủ Susa, đang rất lo lắng bởi lúc đó thành Jerusalem chưa có một bức tường bảo vệ nào.

Được sự cho phép của vua, Nehemiah bắt đầu chuyến hành trình trở lại Jerusalem để tái dựng thành Jerusalem cùng dãy tường rào bảo vệ xung quanh nó. Ông còn nhận được thư của nhà vua chúc ông lên đường bảo trọng và cho phép ông lấy gỗ từ cánh rừng của mình để xây dựng cổng vào và dãy tường của thành Jerusalem.

Sách Nehemiah chương 1 dòng 3 có ghi:

Các người ấy nói với tôi rằng: Những kẻ bị bắt làm phu tù còn sót ở lại trong tỉnh, bị tai nạn và sỉ nhục lắm; còn vách thành của Giê-ru-sa-lem thì hư nát và các cửa nó đã bị lửa cháy.

Khi Jerusalem bị tàn phá dưới tay người Babylon, Nehemiah đã tới gặp vua  Artaxerxes Longinus xứ Ba Tư, và được giao tiếp quản nơi này.

Giờ đây ông có thể xây lại thành Jerusalem, các dãy tường và cánh cổng của nó. Jerusalem có cơ hội khôi phục lại vị thế chính trị xưa kia và một lần nữa trở thành một thành bang (hay thành quốc).

Một phần di chỉ tường thành Jerusalem.

Ông đã đi xung quanh thành phố về đêm và khảo sát dãy tường hư nát (Sách Nehemiah, chương 2, dòng 11–15).

Ông tập hợp tất cả người dân Israel để dựng lại bức tường trong vỏn vẹn 52 ngày, khiến người dân Jerusalem vô cùng cảm kích.

Sách Nehemiah, chương 2, dòng 18 có ghi:

“Chúng nói: Hè, ta hãy chổi dậy và xây sửa lại! Vậy, chúng được vững chắc trong ý nhứt định làm công việc tốt lành này…” Họ làm hết sức để hoàn thành bức tường trong một khoảng thời gian ấn tượng – 52 ngày, bất chấp vô số sự phản đối.

Nehemiah có thể làm được điều này nhờ phân công các dãy tường khác nhau cho nhiều nhóm phụ trách, ví như nhiều gia đình, người từ các khu định cư chỉ định, các phường hội (tổ chức của các thợ thủ công cùng nghề), v.v… (Sách Nehemiah, chương 3, dòng 1-32). Mỗi dãy tường được đánh dấu bằng những công trình công cộng cụ thể như cổng vào có sẵn hay công trình khác.

Ông tập hợp tất cả người dân Israel để dựng lại bức tường trong vỏn vẹn 52 ngày, khiến người dân Jerusalem vô cùng cảm kích.

Sách Nehemiah, chương 6, dòng 15-16 có ghi:

“Vậy, ngày hai mươi năm [của] tháng Ê-lun, vách thành sửa xong, hết năm mươi hai ngày. Khi những thù nghịch chúng tôi hay được điều đó, thì các dân tộc chung quanh chúng tôi đều sợ hãi và lấy làm ngã lòng; vì chúng nó nhìn biết rằng công việc này thành được bởi Ðức Chúa Trời của chúng tôi.”.

Năm 2005, TS Eilat Mazar, từ Đại học Hebrew và Trung tâm Shalem, chuyên về khảo cổ học thành Jerusalem và văn minh Phoenicia, đã khai quật được một phần nhỏ cung điện hoàng gia của Vua David, vốn được xây bởi Vua Hiram xứ Tyre, nhà thống trị Phoenica đương thời và quân đồng minh của ông.

Sau đó TS Mazar phát hiện thấy một dãy tường cổ đại, bề thế dày 5 mét, nằm ở phía đông cung điện. Gần dãy tường cung điện tọa lạc một tòa tháp đá lớn. Tại đây bà tìm thấy một số món đồ gốm tạo hình đầu mũi tên, mảnh vỡ và các món đồ tạo tác khác.

Ảnh chụp từ trên không của thành phố David và Núi Đền, gần di chỉ khai quật của TS Mazar. Ảnh chụp cận cảnh khu vực (chụp trước cuộc khai quật của bà) cho thấy Cấu trúc Bậc đá (Stepped Stone Structure) nổi tiếng, với quần thể Đền thờ Phía bắc (sườn bên phải)  và Phía nam (sườn bên trái). Kết nối với Tòa tháp Phía bắc, TS Mazar phát hiện thấy dãy tường của Nehemiah và gần đó, các bức chạm nổi khắc hình người được đề cập trong Kinh Thánh. (Ảnh: Garo Nalbandian)

“… Trong các hiện vật thu đựoc bên dưới tòa tháp, có nhiều mảnh gốm vỡ và đầu mũi tên. Điều này cho thấy tòa tháp và dãy tường lân cận có niên đại từ thế kỷ 5 TCN – tức vào thời của Nehemiah”, TS Mazar cho biết.

“Các mốc ranh giới ở dãy tường phía đông là nhà dân, có lẽ bởi vì ở đây bức tường được xây lại ở khu vực cao hơn trên sườn dốc so với bức tường cũ, ở trên đỉnh núi thay vì gần đáy thung lũng, nơi tọa lạc một thời của nó trước khi bị tàn phá bởi người Babylon.

Theo cách này, thành phố sẽ trở nên nhỏ hơn (một số khu dân cư cũ sẽ nằm bên ngoài thành), nhưng bởi vì có ít người sống trong thành phố hơn, nên cũng không cần đến một thành phố lớn”.

2.500 năm trước, Nehemiah đã làm rất nhiều cho thành Jerusalem của ông.

Ngày nay các nhà khảo cổ ở Israel cũng đã làm rất nhiều để khai quật các di vật còn sót lại của công trình vĩ đại một thời của Nehemiah.

Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất, họ đã đạt được một mục đích còn quan trọng và ý nghĩa hơn – xác nhận được một sự tích trong Kinh Thánh là một sự kiện có thật trong lịch sử.

Ngày càng nhiều nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng cho thấy các câu chuyện trong Kinh Thánh là các sự kiện có thật từng xảy ra trong lịch sử. Sự tích dựng lại thành cổ Jerusalem bên trên là một trong số chúng.

Vào thế kỷ 19, người ta khám phá ra rằng các vị vua Assyria được miêu tả trong Kinh Thánh là thật, một tuyên bố được củng cố bởi các bằng chứng khảo cổ. Điều này khiến chúng ta tự hỏi, liệu có bao nhiêu phần trong Kinh Thánh là thật?

Trong số những đoạn miêu tả trong Kinh Thánh mà sau này được xác thực nhờ các bằng chứng khảo cổ và thiên văn, nổi trội nhất có lẽ phải kể đến là việc phát hiện ra dấu tích con tàu Nô-ê tại Thổ Nhĩ Kỳ hay việc ghi nhận được bức ảnh đầu tiên về thế giới thiên quốc của kính viễn vọng Hubble của NASA.

Quý Khải

Xem thêm: