“Không gian vũ trụ quả là rộng lớn, vô cùng rộng lớn.” – như Douglas Adams viết trong cuốn “The Hitchhiker’s Guide To The Galaxy” (được chuyển thể thành phim Đường đến Dải Ngân hà năm 2005), những bức ảnh thiên văn này sẽ nhắc nhở chúng ta rằng:

Con người và hành tinh xanh chỉ là một chấm bụi nhỏ trong vũ trụ mênh mông, rực rỡ này.


Thiên hà Chong Chóng (Pinwheel Galaxy). (Vùng tia X: NASA/CXC/SAO; Vùng hồng ngoại và tử ngoại : NASA/JPL-Caltech; Vùng quang học (ánh sáng khả kiến): NASA/STScI)

“Pinwheel Galaxy nằm trong chòm sao Đại Hùng (Ursa Major). Nó lớn hơn 70% so với Ngân Hà của chúng ta, với bán kính khoảng 170,000 năm ánh sáng, và cách Trái Đất 21 triệu năm ánh sáng. Điều này có nghĩa là ánh sáng mà chúng ta đang nhìn thấy trong bức ảnh này phát ra từ Thiên hà Chong Chóng 21 triệu năm trước đây – nhiều triệu năm trước khi con người bắt đầu bước đi trên Trái Đất.”

“Chuỗi ngọc trai của sao Mộc”, những cơn bão hình oval màu trắng, có thể nhìn thấy rõ ở đây. (NASA / JPL-Caltech / SwRI / MSSS / Gerald Eichstädt / Seán Doran)

“Tàu không gian Juno tiếp tục mang đến những kết quả thật ngoạn mục, và chúng tôi đang viết lại những ý tưởng của mình về cách vận động của những hành tinh khổng lồ,” Scott Bolton, chuyên gia điều tra Juno, Viện Nghiên cứu Tây Nam tại San Antonio cho hay. “Khoa học sẽ khả quan như kế hoạch ban đầu của chúng tôi.”

Tinh vân Con Cua (Crab Nebula), tàn dư của Siêu tân tinh (Ảnh: NASA, ESA, NRAO/AUI/NSF và G. Dubner (University of Buenos Aires))

“Thiên văn học buộc con người phải nhìn lên, và dẫn chúng ta từ thế giới này sang thế giới khác.” – Plato

M51 là một thiên hà xoắn ốc, cách chúng ta khoảng 30 triệu năm ánh sáng, đang trong quá trình sáp nhập với một thiên hà nhỏ hơn nhìn thấy ở phía trên bên trái của nó (Ảnh: NASA)

Một thiên hà cách xa 23 triệu năm ánh sáng, là nơi “trình diễn các màn pháo hoa” ấn tượng, liên tục. Nhưng thay vì giấy, bột (pháo) và lửa, màn trình diễn ánh sáng thiên hà này bao gồm một lỗ đen khổng lồ, sóng xung kích và các vùng chứa khí khổng lồ (NASA).

Ánh sáng và Bóng tối ở tinh vân Carina (Đại tinh vân trong Chòm sao Thuyền Đế, nằm trong khoảng giữa cách Trái Đất 6.500 và 10.000 năm ánh sáng.)

Kết quả vụ nổ siêu tân tinh mạnh mẽ tạo thành “tấm thảm” tia X tinh tế như chúng ta nhìn thấy trong ảnh từ Đài quan sát X-Ray Chandra của NASA và XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

Ảnh chụp Vết Đỏ Lớn trên Sao Mộc từ tàu Voyager 1: Với đường kính 89 000 dặm (khoảng 143 200 km), sao Mộc có thể nuốt chửng 1000 Trái Đất.

Một phần của NGC1448, một thiên hà xoắn ốc nằm cách Trái Đất 50 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Horologium (tiếng Latinh nghĩa là đồng hồ quả lắc) ít được biết đến.

Ảnh Tinh vân Orion từ kính thiên văn Hubble.

Ánh sáng ma quái phát ra từ một ngôi sao đã chết.

Quan sát từ kinh thiên văn Hubble một ngôi sao đang “thổi” một bong bóng khổng lồ.

“Với năm giác quan, con người khám phá vũ trụ quanh mình và gọi đó là Khoa học Phiêu lưu”

– Edwin Hubble, nhà thiên văn học.

“Chân dung Hệ Mặt Trời” (NASA)

“Sáu bức ảnh màu góc hẹp này được tạo ra từ “chân dung” hệ Mặt Trời lần đầu tiên được chụp bởi tàu Voyager 1, tại nơi cách Trái Đất 4 tỉ dặm và tạo góc 32 độ bên trên (so với) mặt phẳng hoàng đạo”

Carl Sagan nói trong tạp chí Time, ngày 9 tháng 1 năm 1995, khi mô tả hình ảnh Trái Đất là “chấm màu xanh nhạt” (ở trên), chụp bởi tàu Voyager 1 từ khoảng cách 6 tỉ km năm 1990.

“Có lẽ không có bằng chứng nào tốt hơn để chứng minh tính tự phụ ngốc nghếch của con người bằng bức ảnh chụp thế giới nhỏ xíu xiu của chúng ta từ một khoảng cách xa như thế này.”

Cặp Thiên hà độc đáo có tên gọi NGC 3314

“Đây là hình ảnh Trái Đất được chụp từ một điểm ở gần Mặt Trăng bởi phi hành gia Apollo 8. Trái Đất chiếm ít hơn 1% khung hình qua ống kính 80 mm. Hướng Bắc gần trùng với phương thẳng đứng. Trái Đất trông thật là cô đơn phải không?”


“Tàn tích của siêu tân tinh SNR 0509-68.7, còn được gọi là N103B. Nằm cách Trái Đất 160 000 năm ánh sáng trong thiên hà lân cận tên là “Large Magellanic Cloud” (Đám Mây Magellan Lớn)

Tia tử ngoại phát ra từ một ngôi sao đang chết khiến các vật chất phát quang. Ngôi sao đang cháy trụi, gọi là sao lùn trắng, là điểm màu trắng ở vùng trung tâm.

“Bức ảnh này được chụp bởi Kính thiên văn vũ trụ Hubble NASA/ESA, cho thấy “sự chói lọi cuối cùng” đầy màu sắc của một ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta.”

Sáng lấp lánh tại trung tâm của bức ảnh chụp từ kính thiên văn vũ trụ Hubble NASA/ESA là một ngôi sao Wolf-Rayet gọi là WR 31a, ở cách xa 30 000 năm ánh sáng trong chòm sao Carina.

“Có một giả thuyết cho rằng nếu ai đó khám phá được chính xác Vũ trụ được tạo ra vì mục đích gì và vì sao nó lại ở đây, thì nó sẽ ngay lập tức biến mất và được thay thế bởi một cái gì đó còn lạ thường hơn và không thể nào giải thích nổi. Môt giả thuyết khác nói rằng điều đó đã xảy ra” – Douglas Adams, “The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy” Series.


Hình ảnh kỹ thuật số về cao nguyên Tharsis trên sao Hỏa cho thấy Arsia Mons – núi lửa không còn hoạt động. Bức ảnh này được tạo thành từ tập hợp những hình ảnh mà Viking 1 Orbiter đã chụp trong suốt thời gian khảo sát trên sao Hỏa 1976-1980. (Ảnh: NASA / JPL / USGS)


Các rãnh xích đạo đầy màu sắc ở miệng núi lửa Krupac trên sao Hỏa (NASA)

Những ngọn đồi đầy màu sắc ở cao nguyên Juventae Chasma: Có nhiều ngọn núi cao khoảng 1 km ở Juventae Chasma, nằm ở phía bắc của hẻm núi chính vùng Valles Marineris.


Nối với chân đế di động Canadarm2, phi hành gia Rick Linnehan, chuyên gia về nhiệm vụ STS-123, tham gia vào phần đầu tiên của sứ mệnh khám hiểm không gian bên ngoài phi thuyền trong quá trình xây dựng và duy trì trạm không gian quốc tế.


“Tuyệt đẹp! Và tràn đầy sự sống” – là lời thoại trong kịch bản phim “Trọng lực” của Alfonso Cuaron, Jonas Cuaron và Rodrigo Garcia (NASA)

Ngự Yên ( biên dịch từ epochtimes.fr)

Xem thêm: