Hằng trăm biểu tượng kỳ lạ được khắc trên một phiến đá vôi có kích thước 30m x 55m (bằng 1/3 sân bóng đá) đã được tìm thấy tại thành phố Peterborough, Canada. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, những chữ hình tượng này đã lưu lại bởi thổ dân châu Mỹ Algonquin vào khoảng 1.000 năm trước. Một số khác lại cho rằng nó được lưu lại bởi những nhà buôn Scandinavia (Bắc Âu) từ 3.000 năm trước đây.

Giả thiết thứ 2 gặp phải sự chế giễu của rất nhiều nhà khảo cổ học, bởi theo lịch sử của nhân loại  (vốn rất được phổ biến hiện nay), người châu Âu mới chỉ đặt chân đến “Tân thế giới” (Bắc Mỹ) cách đây không lâu. Mặc dù vậy, giả thuyết này vẫn nhận được sự ủng hộ của một số người nổi tiếng, một trong số đó phải kể đến Tiến sĩ Kelley – người từng giải mã thành công các ký tự của người Maya.

Những người ủng hộ giả thiết này cho rằng, nét chạm khắc miêu tả các loài động vật, Mặt Trời, các dạng hình học, con thuyền… được khắc trên phiến đá Peterborough là một phong cách nghệ thuật từng được sử dụng ở “Cựu thế giới” (châu Âu).

Bức họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)
Bức họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)

Lấy con tàu khắc trên phiến đá làm ví dụ. Con tàu được trang bị một mái chèo lớn ở phần đuôi – vốn chỉ có ở những con tàu có chiều dài hơn 30,5 m nhưng có một nghịch lý là, vào thời đó, những người thổ dân bản xứ không có đủ trình độ kĩ thuật để sản xuất ra một con tàu như vậy. Đây là lập luận được đưa ra bởi Giáo sư Robert Schoch (đến từ trường Đại học Boston) và luận điểm này đã được ký giả Charles Giuliani ghi lại trong bài viết “Một cái nhìn khác về lịch sử xa xôi”.

Trong cuốn sách năm 1982 có tiêu đề “Thời đại đồ đồng châu Mỹ”, Giáo sư Barry Fell (nhà sinh học và văn khắc học của trường Đại học Harvard) đã làm dấy lên tranh cãi khi đưa ra giả thiết, các ký tự trên phiến đá Peterborough đã được ghép lại với nhau một cách có quy tắc và chúng chính là hồ sơ hoạt động giao thương của Woden-Lithi – một vị vua Bắc Âu vào thời đại đồ đồng.

Bức bích họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)
Bức bích họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)

GS Fell đã phiên dịch một phần các ký tự như sau: “Woden-Lithi, vị vua vĩ đại xứ Ringerike, đã chỉ thị cho khắc chữ rune. Ông ra khơi với một con tàu. ‘Tôn kính Gungnir’ là tên của nó… nhà vua đã tìm kiếm thỏi đồng có chất lượng tối ưu bằng cách thử nghiệm”.

Patrick Huyghe, một phóng viên khoa học lại cho rằng: “Rất có thể những chữ hình tượng trên phiến đá Peterborough là tác phẩm của các nghệ sĩ  Algonquin (người bản địa). Họ đã cố gắng bắt chước những bức họa mà người Scandinavia đã khắc lên đá vôi lúc ban đầu. Tuy nhiên những hình tượng thần Mặt trời và nữ thần Mặt trăng ở vị trí trung tâm và một số các ký hiệu thiên văn nhất định – rõ ràng không phải là của người Algonquin”.

buc hoa khac da peterborough 6
Bức bích họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)

Mặc dù không đồng tình với cách giải mã nguyên gốc của GS Fell, nhưng Tiến sĩ David Kelley (nhà nghiên cứu văn khắc và khảo cổ học của trường Đại học Harvard) cũng đồng ý rằng, những ký tự này rất có thể đã được những thương nhân Scandinavia (Bắc Âu) lưu lại. GS Fell ước tính niên đại của các ký tự khắc đá này là vào khoảng 1.700 năm TCN, còn TS Kelley ước tính vào khoảng 800 năm TCN.

Nhưng điều làm họ khó hiểu là, các nét chạm khắc này vốn là dạng chữ Tifinagh nguyên thủy được sử dụng từ lâu ở khu vực Bắc Phi, nhưng tại sao những thương nhân Scandinavia (người Bắc Âu) lại sử dụng nó?

Bức bích họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)
Bức bích họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)

Tại sao người Scandinavi lại sử dụng hệ chữ Bắc Phi?

TS Kelley đã đối chiếu các bức họa khắc đá ở Peterborough với các ký tự ở châu Âu, Bắc Phi và phát hiện ra rằng, dạng ký tự Tifinagh nguyên thủy đã được sử dụng vào thời đại đồ đồng ở Bắc Âu, kéo dài xuống phía nam nước Ý, cho đến tận Bắc Phi. Kelley cũng đề xuất giả thuyết, chỉ có một tuyến đường giao thương duy nhất từ sông Niger ở Châu Phi đến khu vực Bắc Âu – và người Scandinavia liên kết con đường đó với Canada.

Theo GS Schoch, người Scandinavi khắc dạng chữ Tifinagh lên các phiến đá Peterborough là do, vào thời đó, người Bắc Âu không có chữ viết trong ngôn ngữ của họ.

GS Schoch lập luận, “Việc giao thương buôn bán chắc chắn đã mang người Bắc Phi và người Bắc Âu xích lại gần nhau hơn và trong quá trình tiếp xúc, họ đã học được một số thứ trong ngôn ngữ của nhau. Chữ Tifinagh nguyên thủy không chỉ giúp người Bắc Âu thuận tiện hơn trong việc trao đổi thông tin với nhau mà còn giúp họ giao thương một cách dễ dàng với các đối tác ở khu vực Địa Trung Hải”.

Bức bích họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)
Bức bích họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)
Bức bích họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)
Bức bích họa khắc đá Peterborough (Ảnh: Robin L. Lyke)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Thanh Hải biên dịch

Xem thêm: