Làm thế nào những con vật nuôi như ngựa và bò lại có thể tạo ra một tầng lớp giàu có? Tầng lớp này xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 10.000 năm trước bắt nguồn từ việc con người thuần dưỡng và sử dụng trang trại gia súc.

Làm thế nào để có một thế giới siêu giàu đầu tiên cách đây hơn 10.000 năm? Các nhà khoa học nghĩ rằng họ đã có ra câu trả lời và nó có thể không phải là những gì bạn mong đợi như chiến tranh cướp đất đai, kinh doanh các ngành nghề công nghiệp, giao thương hàng hóa mà chỉ là một công việc khá đơn giản: chăn nuôi gia súc.

Hàng ngàn năm trước, những nông trại gia súc lớn như ngựa và bò chính là cơ sở để xác định ai là người giàu và không giàu.

Những nông trại ngựa và bò xác định ai là người giàu và không giàu. Ảnh: Getty Images

Việc sở hữu đàn gia súc có thể kéo cày, điều này cho phép người nông dân mở rộng ruộng của mình để có thêm đất và làm cho người ta giàu có hơn và tạo ra nhờ tạo ra được nhiều của cải, vật chất hơn những người khác

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature chỉ ra sự bất bình đẳng về tài sản đầu tiên xảy ra trong cộng đồng tổ tiên của chúng ta diễn ra như thế nào. Cụ thể, giáo sư Kim Kohler thuộc Đại học Washington cho biết:

“Có thể mở rộng cánh đồng xa nông trại bằng cách sử dụng các con vật có khả năng cày, đặc biệt là bò, để khai khẩn đất hoang và trồng nhiều cây hơn. Một số nông dân đã nâng cao năng suất và trở nên rất giàu có.”

Bò có thể giúp con người cày cuốc và khai khẩn đất hoang để trồng trọt. Ảnh: YallaFeed

Nhóm các nhà khảo cổ học đằng sau nghiên cứu mới đã khảo sát 62 xã hội ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á – một số đã 10.000 năm tuổi nhưng họ nhận thấy rằng các động vật nông trại như ngựa và bò không hề có ở phương Tây, có nghĩa sự phân biệt giàu – không giàu ở đây không rõ ràng.

Giáo sư Michael Smith thuộc Đại học bang Arizona cho biết: “Ở các nước Tân Thế giới trước đây chỉ có chó và gà tây, người ta không thể dùng chúng để cày ruộng được.”

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định, chính những con bò và ngựa đã tạo ra sự khác biệt về tài sản trong xã hội của tổ tiên chúng ta trước đây. Ảnh: kienthuc.net.vn

Ở Trung Đông và khu vực Âu – Á thì đó lại là một câu chuyện khác. Khi các nhà nghiên cứu cũng xem xét sự khác biệt về kích thước nhà ở như một thước đo về sự bất bình đẳng, họ đã tìm thấy rằng Âu –  Á bị phân cấp xa hơn bất cứ nơi nào khác.

Nhờ sử dụng một hệ thống tương tự như hệ số Gini để đo mức thu nhập và sự giàu có của quốc gia thì kết quả cho thấy sự khác biệt: các quốc gia nông nghiệp cổ đại có hệ số là 0,35, trong khi tại Âu – Á thì hệ số ​​lên đến 0,6. Cả hai con số này tất nhiên tương đối thấp hơn so với con số 0,8 của nước Mỹ ngày nay.

Sơn Tùng