Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã chụp được những hình ảnh sóng xung kích lớn của một ngôi sao đang nổ tung.

Kính thiên văn không gian Kepler của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện được hai siêu tân tinh (vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn) mới vào năm 2011, và các dữ liệu thu được hiện giờ vẫn đang tiếp tục được phân tích. Theo đó, một trong hai siêu tân tinh đã được ghi hình lại một cách chi tiết, đầy đủ kể từ trước tới nay.

Đó là một siêu tân tinh nằm cách Mặt Trời 1,2 tỷ năm ánh sáng và có kích thước lớn gấp khoảng 500 lần so với Mặt Trời, nó đã nổ tung trong khoảng thời gian 20 phút. Vì thế có thể coi sự kiện ghi lại được hình ảnh về vụ nổ của Kepler là quá may mắn khi kính thiên văn này chỉ chụp hình 30 phút một lần, NASA cho biết.

Thu Hiền tổng hợp

Xem thêm: