Sức đẩy lượng tử ánh sáng có thể đẩy một vật thể nặng 100 kg đến Sao Hỏa chỉ trong 3 ngày—một con tàu vũ trụ trong một tháng—và chúng ta hiện đã có công nghệ để xây dựng nó, theo tuyên bố của các nhà khoa học.

Các nhà khoa học từ trường Đại học California ở Santa Barbara (Mỹ) đang đề xuất một lộ trình xây dựng các dải tia laser trong quỹ đạo có khả năng phóng các con tàu vũ trụ thăm dò đến những hệ sao gần nhất và các chuyến hàng có kích cỡ tàu vũ trụ đến các hành tinh gần nhất.

Không có lý do gì chúng tôi không thể làm được điều này, ngoại trừ vấn đề ngân sách của NASA.

— Giáo sư Philip Lubin, Đại học California and dự án DEEP IN

Họ đã phát hiện ra rằng, so với năng lượng giải phóng khi tàu vũ trụ dùng tên lửa đẩy để thoát khỏi Trái Đất, cần 1 năng lượng tương đương để tăng tốc chúng đến “các mức vận tốc tỷ lệ với tốc độ ánh sáng” sử dụng sức đẩy lượng tử. Đó sẽ là những mức vận tốc vượt quá 900 km/s, gấp khoảng 70 lần mức vận tốc có thể đạt được từ các biện pháp sức đẩy hiện nay, theo cuốn sách trắng có tựa đề “Một lộ trình đến chuyến bay liên sao (A Roadmap to Interstellar Flight)” của Giáo sư Philip Lubin từ trường Đại học California ở Santa Barbara và dự án Khám phá Liên sao Sức đẩy Năng lượng có Định hướng (Directed Energy Propulsion for Interstellar Exploration project – DEEP IN).

“Không có lý do gì chúng tôi không thể làm được điều này, ngoại trừ vấn đề ngân sách của NASA”, GS Lubin nói tại Hội thảo Innovative Advanced Concept năm 2015 của NASA được tổ chức vào tháng 10/2015 vừa qua.

Xem thêm:

Sức đẩy lượng tử hoạt động bằng cách bắn một tia laser vào một cái gương và đẩy nó ra xa. Ý tưởng là đặt một máy phát laser công suất lớn lên quỹ đạo quanh Trái Đất, rồi đặt một tấm gương lên một con tàu vũ trụ, sau đó bắn tia laser đẩy con tàu vũ trụ đó ra xa với một mức vận tốc cực đại. Các bộ phận công nghệ tách biệt cần thiết đã tồn tại, GS Lubin, tuy rằng đây sẽ là một dự án lớn khi xây dựng một thiết bị phóng vào quỹ đạo như vậy.

“Khối lượng trong quỹ đạo này sẽ tương đương với khoảng 100 lần khối lượng của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS”, ông nói. “Nên đây là một việc lớn, nhưng không phải là một việc hoàn toàn điên rồ”.

Video giới thiệu dự án của NASA:

Tác giả: Petr Svab, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: