Loài cua có bề ngang dài một mét, sống trên các hòn đảo và được mệnh danh là kẻ thù “không đội trời chung” với các loài chim làm tổ trên mặt đất.

Theo National Geographic, nghiên cứu mới tiết lộ nhiều điểm thú vị về loài cua này mới được giáo sư Mark Laidre tới từ Đại học Dartmouth, Mỹ, đồng thời là nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia công bố hôm nay trên tạp chí Frontiers in Ecology and the Environment.

Cua dừa là một loài khác thường so với các loài giáp xác khác. Chúng có thể nặng tới 4 kg, bề ngang dài một mét, chuyên trèo cây hái dừa để bóc vỏ ăn cùi. Loài cua sáng màu sống đơn độc này trông giống như sinh vật ngoài hành tinh, nhưng trên thực tế, chúng sống trong hang động dưới lòng đất ở một số hòn đảo tại Ấn Độ Dương.

Cua dừa có thể bóc những trái dừa khô để làm thức ăn (Ảnh: Viral Nova)

Laidre đã dành hai tháng đi tới quần đảo Chagos xa xôi để nghiên cứu loài cua dừa bí ẩn và đã có cơ hội chứng kiến cũng như ghi lại video cách mà loài cua khổng lồ này săn chim như thế nào?.

Vào đầu tháng 3/2016, Laidre phát hiện một con cua dừa quắp một con chim điên chân đỏ (tên khoa học Sula Sula) đang ngủ trên cành cây thấp. Bị càng cua kẹp cứng đôi cánh, con chim điên yếu ớt chống trả trong tuyệt vọng.

Trong vòng 20 phút, mùi máu thu hút thêm 5 con cua dừa khác kéo tới nơi và bắt đầu đánh nhau để tranh mồi. Sau vài giờ, bầy cua đã xé con chim thành nhiều mảnh vụn và ăn thịt. Với Laidre, đó là một cảnh tượng thực sự khá đáng sợ.

Một điều khá thú vị là cua dừa không thể thở dưới nước nên không có khả năng bơi. Khiến chúng luôn mắc kẹt trên hòn đảo chúng sinh ra.

Kết quả, Laidre quan sát thấy trên những hòn đảo nơi cua dừa sinh sống không có bóng chim làm tổ dưới đất. Ở các hòn đảo chim làm tổ dưới đất sinh sống, Laidre không thấy sự hiện diện của cua dừa. Dường như loài chim nhỏ với những quả trứng dễ vỡ đã chọn làm tổ ở nơi cua dừa không thể gây nguy hiểm cho chúng.

Mặc dù là cua nhưng cua dừa không biết bơi (Ảnh: NewChina)

Mặc dù nghe có vẻ là một loài nguy hiểm. Theo Laidre, cua dừa có thể đáng sợ đối với những loài động vật khác, nhưng chúng lại sợ người. “Chúng không hiếu chiến. Chúng chỉ tò mò. Chúng sẽ không xuất hiện và nhảy tới tấn công bạn. Cua dừa sợ người hơn”, Laidre nói.

Mặt khác, số lượng loài cua này cũng đang giảm nhanh chóng do sự săn lùng của con người và môi trường sống bị phá hủy nghiêm trọng.

Hoài Anh