Trú trong lớp vỏ hình dáng giống ngà voi, một loài hà lớn nhất từng được biết đến với chiều dài lên đến 1,5 mét vừa được các nhà khoa học phát hiện tại một vịnh bùn nông tại Philippines.

Đó là một sinh vật nhuyễn thể đen và trơn với chiều dài lên đến 1,5 mét. Nó sống dưới bùn trong một chiếc vỏ cứng có hình dạng giống ngà voi và dựa vào vi khuẩn trên khe mang để tạo thức ăn

Sự tồn tại của loại hà này đã được biết đến dựa vào một số thư tịch cổ từ thế kỷ 18, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thu thập được một mẫu vật sống.

Theo định danh, loài hà này có tên khoa học là Kuphus polythalamia, thuộc lớp động vật thân mềm hai mảnh vỏ, cùng họ với con sò và con trai.

Cá thể con hà khổng lồ vừa được phát hiện ở Philippines. (Ảnh: Internet)

Vì đây là mẫu vật còn sống đầu tiên được tìm thấy, các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về một số thông tin chi tiết xoay quanh môi trường sống, lịch sử đời sống và cấu trúc giải phẫu cơ thể của loài hà này.

Chúng được phát hiện gần các nguồn địa hóa (VD: miệng phun thủy nhiệt) hoặc sinh học (VD: gỗ đang mục nát hoặc xác động vật lớn đang phân hủy)” dưới đáy biển.

Nhóm các nhà khoa học từ Mỹ, Philippines và Pháp đã phát hiện tổng cộng 5 cá thể của loài sinh vật “hiếm gặp và bí ẩn” này ở Mindanao, Philippines.

Một video trong nghiên cứu, được công bố bởi Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), cho thấy các nhà khoa học đang tách mở vỏ và lôi một con hà ra, sau đó tiến hành giải phẫu.

Các nhà khoa học tách mở vỏ để lấy con hà. (Ảnh: Internet)

loài hàChúng ta hiện chưa có nhiều thông tin về loài sinh vật này. (Ảnh: Internet)

Daniel Distel, từ Trung tâm Di sản Bộ gien Đại dương thuộc Đại học Northeastern (Mỹ), nói:

“Ngay cả khi bạn không biết tí gì về chúng, thật khó để không cảm thấy kinh ngạc khi có thể tận mắt nhìn thấy một con bằng xương bằng thịt. Không có loài động vật nào khác giống như chúng”.

Trong khi loài hà thông thường đục lỗ trên thân cây bị cuốn trôi xuống biển và ăn gỗ với sự trợ giúp của vi khuẩn, Kuphus sống dưới bùn (trầm tích biển) và cũng sử dụng vi khuẩn để tạo thức ăn từ bùn thay vì gỗ.

Bùn trong môi trường sống của Kuphus thải ra hydro sunfua, một loại khí có mùi trứng thối. Vi khuẩn sống trong mang hà sử dụng hydro sunfua như nguồn năng lượng để sản xuất carbon hữu cơ, một quá trình tương tự như cách cây xanh sử dụng năng lượng Mặt Trời để biến đổi carbon trong không khí thành thức ăn. Do hà Kuphus không cần tiêu hóa thức ăn, các cơ quan tiêu hóa trong cơ thể chúng co lại do thiếu thức ăn.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu và chắc chắn sẽ công bố thêm nhiều thông tin thú vị về loài hà này trong thời gian tới.

Tôn Kiên

Xem thêm: