Theo kênh Khoa học và Đời sống, các nhà địa chất đã tìm thấy hơn 400 dấu chân người tại Châu Phi, được cho là có niên đại từ 10.000 năm đến 19.000 năm trước đây.

Trước đó, người ta từng nghĩ rằng những dấu chân này có niên đại tới 120.000 năm, và chúng đã được bảo tồn nhờ tro bụi rơi xuống từ một núi lửa phun trào gần đó.

Nhưng nhóm nghiên cứu giờ đây đã có thể xác định niên đại của chúng chính xác hơn sau khi tìm ra một dòng bùn đất và tro bụi từ các cạnh của núi lửa. Những dấu chân đã được bảo quản trong bùn cách 9 dặm so với một ngọn núi lửa được coi là rất ling thiêng của người Maasai.

Nhà nhân chủng học William Harcourt-Smith tại Đại học New York và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết có một khu vực có rất nhiều dấu chân, được gọi tên là “phòng múa”.

Bộ sưu tập những dấu chân này được phát hiện trên bãi bùn ở bờ phía nam của hồ nước Natron thuộc ngôi làng Engare Sero ở miền bắc Tanzania. Núi lửa Ol Doinyo Lengai, được người Maasai gọi là ‘Núi của thần’, nằm gần đó.

Tiến sĩ Cynthia Liutkus-Pierce thuộc tổ chức National Geographic cho biết những dấu chân được gọi là Engare Sero này được tạo ra (và bảo tồn) trong khoảng 19.000 năm đến 10-12.000 năm trước.

Điều này có nghĩa đây là dấu chân người lâu đời nhất của kỷ Pleistocene được phát hiện cho đến nay, và góp phần bổ sung vào các địa điểm có dấu chân hóa thạch trên toàn thế giới.

Người Maasai thường hành hương đến núi lửa này để thờ vị thần Engai của họ.

Do mức tro bụi dày trong bùn giúp bảo tồn dấu chân của họ, các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể đã trôi xuống từ phía núi lửa. Đám bùn đó có thể đã khô trong vài ngày, hoặc vài giờ, nên giữ được dấu chân.

Sau khi dấu chân được tạo ra, một lớp bùn khác từ núi lửa đã vùi lên nó, nên nó được bảo vệ khỏi thời tiết và sự xói mòn cho đến giai đoạn sau này khi con sông Engare Sero chảy qua làm bong bề mặt và để lộ ra những dấu chân kia.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được một nhóm hơn 12 người đi cùng nhau.

Người dân địa phương trước đó đã tìm ra một số dấu chân hơn 10 năm trước, nhưng cộng đồng các nhà khoa học chỉ thực sự chú ý vào năm 2008 khi một nhà bảo tồn học của Mỹ đến thăm khu vực.

Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể còn có nhiều dấu chân bị chôn dưới những đụn cát phía bắc của khu vực. Những phát hiện này có thể làm sáng tỏ thêm về hoạt động của người cổ đại trong kỷ Pleistocene.

Hạo Nhân

Xem thêm: