Khu phức hợp đền Hoysaleswara được xây từ thế kỉ 12 ở Ấn Độ có các đường nét chạm khắc tinh xảo, bằng chứng của công nghệ gia công bằng máy móc tiên tiến thời cổ đại.                            

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Đền thờ Hoysaleswara. Ảnh: amazonaws.com
Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Bên trong đền thờ Hoysaleswara. Ảnh:aroundmangalore.com

Cột trụ có đường rãnh hoàn hảo, được làm bằng máy tiện

Có thứ gì đó rất kỳ lạ với những cây cột trụ này. Nếu quan sát gần hơn, có thể nhìn thấy những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh cây cột trụ mà không cách nào làm thủ công chỉ với cây búa và cái đục. Nếu quan sát những cột trụ này, khá rõ ràng là chúng được chế tạo bằng máy móc. Trên thực tế, các nhà khảo cổ học đồng ý rằng những cột trụ này được chế tác bằng máy tiện, nhưng không thể giải thích được chúng được chế tác bằng máy móc như thế nào, từ cách đây 900 năm trước.

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Ảnh: Praveen Mohan

Ngày nay, chúng ta có thể tạo ra các đường rãnh và thiết kế ấn tượng như vậy bằng máy tiện, nhưng ngay cả như vậy, việc gia công một trụ đá cao 3,7 m như trên vẫn là một công việc rất khó. Vậy làm cách nào những cột trụ này có thể được tạo ra một cách hoàn hảo như vậy vào thời cổ đại? Phải chăng những thợ xây cổ đại đã sử dụng máy móc và công cụ tiên tiến, giống như chúng ta ngày nay?

Hình điêu khắc mô tả bánh răng và bộ truyền động giảm tốc hiện đại

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Ảnh: Praveen Mohan

Trong ảnh trên là một thiết bị rất lạ trong tay của một vị thần tên là Masana Bhairava. Bức tượng điêu khắc này rõ ràng biểu thị cho một loại cơ cấu bánh răng gọi là bánh răng hành tinh. Bánh răng bên ngoài (mũi tên đỏ) có 32 răng và bánh răng bên trong (mũi tên xanh) có chính xác một nửa số đó, tức 16 răng, và đây chính xác là cách chúng ta sử dụng bộ giảm tốc hiện đại.

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Kết cấu bộ giảm tốc hiện đại, gồm hai bánh răng. Ảnh: exportersindia.com

Nếu đây chỉ là một công cụ tưởng tượng, làm thế nào những thợ điêu khắc cổ đại có thể nghĩ ra tỷ số truyền của bánh răng là 2:1?

Thậm chí thú vị hơn, chúng ta còn có thể nhìn thấy một cái khóa chạy xung quanh cấu trúc này và bị khóa lại ở chính giữa trung tâm. Ngày nay, chúng ta cũng sử dụng đúng loại công nghệ này, và nó được gọi là circlip lock (vòng hãm) hoặc snap ring (vòng khóa) để cố định các chi tiết tại đúng vị trí. Nếu các nhà sử học đúng, thì làm thế nào những con người thời đó, thao tác chỉ với cây búa và cái đục, lại có thể tưởng tượng ra được một cơ cấu như vậy? Phải chăng công nghệ máy móc tiên tiến đã được sử dụng cách đây 900 năm?

Đó có phải là lý do tại sao, chúng ta nhìn thấy những cột trụ hoàn hảo như vậy? Một điều còn thú vị hơn nữa là vị thần cầm trên tay công cụ này, với tên gọi Masana Bhairava (Masana = Đo đạc, Bhairava = Thần). Có phải ngẫu nhiên khi vị Thần đo đạc đang cầm trong tay một công cụ vô cùng tiên tiến và chính xác?

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Ảnh: Praveen Mohan

Tuy nhiên, bằng chứng tốt nhất của việc gia công máy móc không nằm bên ngoài đền, mà ở khu vực tối đen nằm sâu bên trong đền. Chẳng hạn như ở một bức tượng thần cao 2,1m, với các món đồ trang sức kỳ dị. Vương miện của bức tượng được trang trí các hộp sọ có chiều rộng dưới 1 inch (2,54cm). Nếu đâm xuyên một cành cây nhỏ vào một bên mắt của hộp sọ thì nó sẽ đi xuyên ra ngoài từ tai phía bên kia (hình dưới).

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Nếu đâm xuyên một cành cây nhỏ vào một bên mắt của hộp sọ thì nó sẽ đi xuyên ra ngoài từ tai phía bên kia. Ảnh: Praveen Mohan

Cũng có thể đâm xuyên cành cây từ tai này sang tai khác, cũng như từ tai sang miệng, theo bất kỳ cách nào mà bạn muốn. Điều đó có nghĩa là toàn bộ hộp sọ bị rỗng ruột bên trong. Thật không thể tưởng tượng được khi họ có thể khoét bỏ đi phần bên trong quả cầu nhỏ vốn chỉ rộng có 1 inch (2,54 cm). Ngay cả với máy móc hiện đại ngày nay, đây là một công việc rất khó. Do đó với các công cụ nguyên thủy, việc tạo ra một quả cầu rỗng bên trong một hòn đá nhỏ như vậy chắc chắn là điều bất khả thi.

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Ảnh: Praveen Mohan

Một điểm thậm chí còn thú vị hơn, đó là khi chúng ta có thể chiếu đèn pin vào khu vực giữa phần đầu và vương miện, ánh sáng đèn pin có thể chiếu xuyên qua được. Có một khe hở rất nhỏ giữa phần đầu và vương miện. Nếu chèn cái cành cây nhỏ rộng khoảng 3mm vốn dùng để đâm xuyên các hộp sọ trang trí vương miện trước đó vào khe hở, nó sẽ không thể chui lọt. Nghĩa là khe hở này rộng chưa đầy 3 mm.

Làm thế nào người Ấn Độ cổ đại có thể tạo ra một khe hở nhỏ, rộng chưa đầy 3 mm bằng cây đục thô sơ, to lớn? Liệu có khả năng vượng miện, các hộp sọ nhỏ trên vương miện và các chi tiết khác được điêu khắc từ những khối đá riêng biệt, sau đó được gắn lại với nhau? Không phải như vậy! Các nhà khảo cổ đã xác nhận rằng bức tượng cao 2,1 m này được chế tác từ một tảng đá cứng, nguyên khối duy nhất..

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Ảnh: Praveen Mohan

Trong hình trên là bức tượng một nữ thần đang đeo trên mình một chiếc vòng cổ dày, lớn. Tuy nhiên, nếu bạn chiếu sáng bằng đèn pin, chúng ta sẽ phát hiện rằng đây không phải là một mà là hai chiếc vòng cổ, bởi vì ánh sáng đi xuyên qua giúp phân biệt rõ hai chiếc vòng. Tương tự, khi cố gắng chèn cái cành cây nhỏ rộng 3 mm vào khe hở giữa hai chiếc vòng, nó sẽ không chui lọt. Vậy làm cách nào chúng ta lý giải được việc những tác phẩm điêu khắc đáng kinh ngạc này đã được chế tác vào 900 năm trước?

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Ảnh: Praveen Mohan

Tại Ấn Độ, đền Hoysaleswara nổi tiếng vì là nơi lưu trữ hai bức tượng thần bò nguyên khối với kích thước lớn thứ 6 và thứ 7 trên cả nước. Tuy nhiên, nếu xét đến vẻ đẹp, chúng chắc chắn đứng đầu bảng. Đó là bởi vì chúng trông như thể được tạo ra với độ chính xác của máy móc siêu việt. Một khía cạnh phải kể đến là độ bóng của chúng. Với độ bóng như vậy, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu khuôn mặt mình trên thân tượng, giống y như đang soi gương vậy. Điều này quả đáng kinh ngạc, bởi bề mặt bức tượng này đã trải qua 900 năm liên tục bị hư hại và xói mòn.

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Ảnh: Praveen Mohan

Bởi vậy khó có thể tưởng tượng, vào thời gian chúng mới được tạo ra, không biết chúng còn hoàn hảo đến mức độ nào. Phải chăng loại hình đánh bóng này đã được thực hiện bằng máy móc, từ 900 năm trước, vào thế kỷ 12. Ngày nay để đạt được mức độ đánh bóng như vậy, người ta sẽ sử dụng các công cụ như mũi khoan Rotary Burr. Nếu quan sát các công cụ khoan và đánh bóng hiện đại, chúng sẽ giống với những gì bạn nhìn thấy trong hình dưới.

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Bộ mũi khoan Rotary Burr. Ảnh: pinterest.jp

Ngày nay để đạt được mức độ đánh bóng như vậy, người ta sẽ sử dụng các công cụ như mũi khoan Rotary Burr.

Phải chăng những công cụ như vậy cũng đã được sử dụng trong thời cổ đại, và quan trọng hơn, phải chăng những công cụ này cũng thấy xuất hiện trong các bức tượng điêu khắc trong đền thờ?

Khám phá: Đền thờ cổ đại tại Ấn Độ được chế tác bằng máy móc “hiện đại”?
Vật thể điêu khắc trong hình trông rất giống với mũi khoan Rotary Burr. Phải chăng một loại công cụ “hiện đại” tương tự đã được sử dụng cách đây hơn 900 năm trước, vào thế kỷ 12 tại Ấn Độ? Ảnh: phenomenaplace

Tất nhiên, cũng cần lưu ý rằng mũi khoan Rotary Burr và vật thể điêu khắc trông giống nhau, nhưng không giống hệt, bởi chúng có các rãnh khía khác nhau trên mũi khoan. Trên thực tế, các dụng cụ khoan và đánh bóng ngày nay cũng có các rãnh khía khác nhau, để phục vụ cho các loại hình gia công khác nhau bằng máy .

Có người cho rằng vật thể điêu khắc này có phần giống quả thông. Đây là một biểu tượng cũng thấy xuất hiện trong nhiều tôn giáo, tượng trưng cho Con mắt thứ ba, tuyến tùng quả, hay sự khai sáng trí huệ của con người. Tuy nhiên, một biểu tượng có thể mang tính đa nghĩa, biểu thị cho nhiều đối tượng khác nhau, mang các hàm nghĩa khác nhau. Đây là một đặc điểm khá phổ biến trong lĩnh vực tôn giáo và nghệ thuật. Do đó, theo một cách hiểu nhất định, vật thể điêu khắc nói trên có thể tượng trưng cho loại hình dụng cụ giống mũi khoan hiện đại.

Những cột trụ có đường rãnh hoàn hảo như thể được làm bằng máy tiện, những vật thể điêu khắc trông giống bánh răng và bộ truyền động giảm tốc, những vật thể chóp nhọn “hình quả thông” trông giống mũi khoan Rotary Burr, tất cả những vật thể cổ đại nhưng mang dáng dấp của công nghệ hiện đại này không khỏi khiến chúng ta phải băn khoăn suy ngẫm:

Phải chăng người cổ đại đã từng sở hữu một trình độ khoa học công nghệ rất cao, không hề thua kém con người hiện đại?

Video nhà thám hiểm Praveen Mohan khám phá ngôi đền Hoysaleswara:

Ngự Yên (theo phenomenalplace)