Trong cuốn “Thành phố ngầm: Các nguồn gốc bí ẩn của nền văn minh (Underworld: The Mysterious Origins of Civilization)”, tác giả Graham Hancock đã nghiên cứu vô số cấu trúc dưới đáy biển được phát hiện trên thế giới.

Hầu hết các di tích ông Hancock thảo luận đều nằm ít hơn 120 m bên dưới mực nước biển, vốn không có gì là lạ vì mực nước biển chưa từng hạ thấp xuống sâu hơn mức đó vào thời kỳ con người bước đi trên mặt đất. Nằm sâu hơn 700 m dưới mặt nước, thành phố Cuba được Paulina Zelitsky và Paul Weinzweig phát hiện trong một chuyến hợp tác thám hiểm giữa Cuba và Canada lại là một ngoại lệ.

Lật đổ các lý thuyết cũ

Làm sao sự tồn tại của thành phố dưới đáy biển tại độ sâu lớn đến vậy lại có thể tương thích với quan điểm đã được thống nhất rằng mực nước biển chưa từng hạ thấp xuống đến mức đó? Theo cách nói của ông Hancock: “Điều một người sẽ không kỳ vọng tìm thấy được trong lòng biển ở bất kỳ nơi đâu [trên thế giới] tại mức độ sâu gần 700 m là một thành phố bị nhấn chìm – trừ phi nó đã bị nhấn chìm bởi một vài hoạt động kiến tạo địa chất khổng lồ thay vì do mực nước biển gia tăng”.

Map showing location of supposed ancient city discovered by Paul Weinzweig and Pauline Zalitzki. Image source. Bản đồ cho thấy vị trí của thành phố cổ đại được phát hiện bởi Paul Weinzweig và Pauline Zalitzki. (Ảnh: Internet)
Bản đồ cho thấy vị trí của thành phố cổ đại được phát hiện bởi Paul Weinzweig và Pauline Zalitzki. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, giả thuyết cho rằng lúc ban đầu thành phố này đã được xây dựng tại một độ cao cao hơn và sau đó bị chìm xuống độ sâu hiện tại thông qua hoạt động kiến tạo địa chất đã không thể đứng vững trước sự xem xét kỹ lưỡng của các chuyên gia. Giáo sư ngành địa chất học Grenville Draper từ Đại học Quốc tế Florida cho rằng có rất ít khả năng một sự kiện như vậy có thể đã xảy ra: “Chưa có thứ gì với tầm quan trọng như vậy từng được báo cáo, ngay cả tại Địa Trung Hải…”

Nếu các nhận định loại trừ khả năng tồn tại một thành phố từng bị nhấn chìm xuống đáy biển của GS Draper là đáng tin cậy, thì chúng ta sẽ phải công nhận rằng thành phố này đã được xây dựng tại một độ sâu lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với vị trí hiện tại của nó.

Nói cách khác, chúng ta đang đối mặt với một kết luận rõ ràng phi lý rằng các cấu trúc này đã được xây dựng dưới đáy biển!

Dẫu rằng những người ủng hộ thuyết vượn nước có thể có ý kiến khác, nhưng rõ ràng chúng ta đang đi vào ngõ cụt. Liệu có tồn tại một lý thuyết khác để giải thích cho những cấu trúc ngầm dưới nước tại một độ sâu như vậy?

Các vùng biển rộng lớn và sâu thẳm

Nằm đối diện vùng biển Caribê ở bờ bên kia của Đại Tây Dương là vùng biển Địa Trung Hải. Đóng vai trò phân cách Châu Âu và Châu Phi, biển Địa Trung Hải là một vùng biển rộng lớn với diện tích hơn 2,5 triệu km2, và vẫn luôn tồn tại ở đó, ít nhất trong mốc thời gian của con người hiện đại.

Trong hàng thiên niên kỷ, các con thuyền của những quốc gia và đế chế lớn đã lần lượt dong buồm qua vùng biển Địa Trung Hải; người Phoenicia, người Hy Lạp, người Carthaginian, cùng người La Mã, v.v… Năm 146 TCN, nhờ những thắng lợi trong các cuộc chiến Punic chống lại người Carthage, người La Mã đã làm được điều mà không một nền văn minh nào từng đạt được trước đây; trở thành thế lực duy nhất đầu tiên kiểm soát toàn bộ khu vực Địa Trung Hải.

Map of the Mediterranean Sea with subdivisions, straits, islands and countries (CC BY-SA 4.0) Bản đồ vùng biển Địa Trung hải với các phân nhánh, eo biển, đảo và quốc gia. (Ảnh: Wikimedia)
Bản đồ vùng biển Địa Trung hải với các phân nhánh, eo biển, đảo và quốc gia. (Ảnh: Wikimedia)

Người La Mã đã gọi vùng biển họ sở hữu là mare nostrum, có nghĩa là “vùng biển của chúng ta”.Liệu người La Mã có thể tưởng tượng được rằng vùng biển “của họ”, rất lâu trước buổi bình minh của nhân loại, đã từng là một vùng lòng chảo khô cằn và được bao quanh bởi đất liền? Thật vậy, rất có thể chúng đã từng là như vậy trước đây. Trên tạp chí Lịch sử Tự nhiên (Natural History), nhà sử học Pliny đã đề cập đến việc lưu truyền một truyền thuyết của những người từng cư trú gần eo biển Gibraltar: “họ cũng tin rằng [eo biển Gibraltar] đã đào thông qua bởi ông; và nhờ vào đó biển cả, vốn bị phân cách trước đây, có thể tiến vào, từ đó thay đổi bộ mặt thiên nhiên nơi đây”.

Historic map of the Strait of Gibraltar by Piri Reis. (Public Domain) Bản đồ lịch sử Eo biển Gibraltar, một phần trong tấm bản đồ Piri Reis. (Ảnh: Wikimedia)
Bản đồ lịch sử Eo biển Gibraltar, một phần trong tấm bản đồ Piri Reis. (Ảnh: Wikimedia)

Xem thêm:

Liệu có khả năng vùng biển Caribê có một lịch sử địa chất tương tự như của vùng biển Địa Trung Hải? Nghĩa là, liệu có khả năng vùng biển Caribê từng là một vùng lòng chảo khô cằn vào lúc con người hiện đại đã xuất hiện?

Sau khi tiến hành một cuộc tìm kiếm kỹ lưỡng về chủ đề này, tôi đã không thể tìm thấy được dù chỉ một nguồn trong số các tư liệu thay thế, chứ chưa nói đến một bài báo nghiên cứu khoa học đã được bình duyệt đưa ra một giả thuyết như vậy.

Bất kể giả thuyết này phi lý đến đâu, thì nếu đúng, nó sẽ cung cấp một cách giải thích đơn giản và thanh lịch cho vấn đề được nêu lên ở đây, rằng làm cách nào một thành phố có thể được xây dựng tại độ sâu gần 700 m dưới mặt nước biển ngày nay, hay 580 m dưới mặt nước biển ngay cả trong thời kỳ nước rút tối đa trên các đại dương trên thế giới.

Nếu vùng biển Caribê đơn giản không tồn tại trong một khoảng thời gian dài trong lịch sử, thì một nền văn minh tương đối tiên tiến tại khu vực này có thể đã xây dựng các thành phố trên vùng đất khô ráo sâu hàng trăm mét, hoặc thậm chí hơn hàng nghìn mét dưới mực nước biển.

Map of the Caribbean Sea and Basin (Public Domain) Bản đồ vùng biển và vùng lòng chảo Caribê. (Ảnh: Internet)
Bản đồ vùng biển và vùng lòng chảo Caribê. (Ảnh: Internet)

Khi vùng biển Caribê được hình thành, những thành phố này sẽ bị nhấn chìm xuống một độ sâu tương ứng với độ sâu dưới mực nước biển khi chúng được xây dựng lúc ban đầu. Thành phố dưới đáy biển của Cuba có thể chỉ đơn thuần là một trong những thành phố theo giả thuyết này; vì thế, chúng ta đã có một cách giải thích khá hợp lý cho sự tồn tại của thành phố tại một mức độ sâu như vậy, mà không phải dựa vào hai giả thuyết như trước đây, rằng thành phố này đã đổ sập xuống độ sâu hiện tại hay nó đã được xây dựng ngầm dưới nước.

Đất liền và biển cả

Những điều kiện cần thiết để lòng chảo Caribê cạn nước và khô cằn là gì?

Đầu tiên, quần đảo Tây Ấn phải là một dải đất nằm hoàn toàn trên mực nước biển dọc theo toàn bộ chiều dài của nó, thay vì là một chuỗi các đảo (nằm bên trên mực nước biển) bị chia cách bởi rất nhiều đường thủy (nằm bên dưới mực nước biển), như hiện nay. Nói cách khác, bán đảo Yucatan phải được nối liền với Cuba thông qua một cây cầu đất, thay vì bị chia cách bởi eo biển Yucatán, và Cuba phải nối liền với Haiti, Haiti phải nối liền với Puerto Rico, v.v., cho tới cuối cùng, khi đảo Grenada được nối liền với đại lục Nam Mỹ bằng một cây cầu đất, thay vì bị chia cách với nó bởi một eo biển như hiện nay.

Perspective view of the sea floor of the Atlantic Ocean and the Caribbean Sea. (Public Domain) Quang cảnh đáy biển của Đại Tây Dương và khu vực Caribê. (Ảnh: Wikimedia)
Địa hình đáy biển của Đại Tây Dương và vùng biển Caribê. (Ảnh: Wikimedia)

Thật vậy, nếu quần đảo Tây Ấn cũng giống như eo đất Trung Mỹ ngày nay, trải dài một mạch (không bị chia cắt ở giữa) và toàn bộ nằm trên mực nước biển, thì lòng chảo Caribê sẽ trở thành cái đưọc các nhà địa chất học gọi là một lòng chảo nội lục, một loại địa hình dạng trũng cách biệt với đại dương thế giới (không thông ra đại dương). Tuy nhiên, sự cách biệt của lòng chảo Caribê với đại dương thế giới, tuy rằng là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để nó trở nên khô cạn.

Để vùng biển Caribê trở nên khô cằn, sẽ cần phải đáp ứng được một điều kiện cần thiết nữa; ấy là lượng nước bay hơi phải vượt quá lượng giáng thủy (mưa, dòng chảy ngầm, dòng chảy từ sông, v.v…) tại lưu vực lòng chảo. Ngày nay, đúng là lượng nước bay hơi đang vượt quá lượng giáng thủy tại khu vực Caribê, nhưng liệu điều đó có đúng trong suốt khoảng thời gian con người hiện đại từng cư trú ở nơi đây hay không, một khoảng thời gian đã trải qua nhiều hoàn cảnh thời tiết đa dạng? Rất có thể, câu trả lời là có, vì vùng biển Caribê nằm ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, và những khu vực này chỉ trải qua các sự biến đổi khí hậu nhỏ, không đáng kể ngay cả trong giai đoạn náo động của các kỷ băng hà và thời kỳ gian băng xuất hiện trong thế Canh Tân. Do đó, sẽ là hợp lý khi nói rằng vùng Caribê từng có lượng nước bay hơi vượt quá lượng giáng thủy trên hầu hết, nếu không phải tất cả, khu vực trong lịch sử, cũng giống như ngày nay.

Underwater ruins, representational image. (Saramarielin/CC BY 2.0) Tàn tích dưới đáy biển. Ảnh minh họa. (Ảnh: Saramarielin/Flickr)
Tàn tích dưới đáy biển. Ảnh minh họa. (Ảnh: Saramarielin/Flickr)

Kết hợp lại với nhau, hai hoàn cảnh này, vốn đều là điều cần thiết để Lưu vực Caribê trở nên khô cằn, là đủ để điều này xảy ra. Tức là, nếu lưu vực Caribê từng bị phân cách với Đại Tây Dương và lượng nước bốc hơi vượt quá lượng giáng thủy tại lưu vực của nó, thì khu vực này chắc chắn sẽ trở nên khô ráo.

Điều kiện thứ hai (lượng nước bốc hơi vượt quá lượng giáng thủy) đã được nhìn nhận là rất khả thi trong khoảng thời gian con người đã xuất hiện, nên nếu điều kiện thứ nhất cũng đúng, thì có thể đi đến kết luận rằng Lòng chảo Caribê đã từng trải qua giai đoạn khô ráo trong lịch sử. Do đó, chúng ta sẽ có thể đi đến kết luận rằng lòng chảo Caribê thật sự có thể đã từng khá khô ráo và do đó có thể được định cư nếu nó được phân cách với biển Đại Tây Dương. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu có khả năng lòng chảo Caribê đã từng bị phân cách với biển Đại Tây Dương? Nói cách khác, liệu có khả năng quần đảo Tây Ấn, vốn hiện là một chuỗi đảo vòng cung được xen kẽ bởi rất nhiều đường thủy sâu, từng là một vùng đất liền mạch đồng đều nằm bên trên mực nước biển giống với eo đất Trung Mỹ?

Tác giả: Brad Yoon, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: