Mùa đông năm nay, không chỉ rất nhiều nơi ở châu Á xuất hiện tình trạng giá lạnh sâu, mà một số vùng ở Bắc Mỹ, Châu Âu cũng rơi vào tình trạng lạnh cực điểm. Cái lạnh cắt da cắt thịt này đang giáng thẳng vào một số quan điểm cho rằng mấy năm gần đây cho rằng Trái Đất đang ấm lên.

Giá lạnh nhiều nơi: Trái đất có đúng là 'đang ấm lên'? (Ảnh: Internet)
Thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu trận bão tuyết dữ dội do chịu ảnh hưởng của đợt không khí giá lạnh. (Ảnh: Internet)

Giá lạnh nhiều nơi: Trái đất có đúng là 'đang ấm lên'? (Ảnh: Internet)
Người dân Mỹ đổ xô đi tích trữ nhu yếu phẩm cần thiết để chuẩn bị cho đợt không khí lạnh, hình ảnh cho thấy các gian hàng trong một siêu thị đã trống trơn. (Ảnh: Instagram)

Mặc dù một số học thuyết chỉ ra rằng Trái Đất sắp bước vào “thời kỳ tiểu băng hà”, nhưng các quan điểm chủ đạo vẫn cho rằng sự biến đổi của khí hậu toàn cầu có liên quan đến hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xuất hiện mấy năm gần đây. Giá lạnh, băng tuyết có mối quan hệ nhân quả với tịnh trạng ấm lên của địa cầu. Do tình trạng ô nhiễm quá trầm trọng, chúng ta đã vượt qua một thời kỳ băng hà, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng một thế kỷ băng hà có khả năng sẽ quay trở lại trong 5-10 vạn năm nữa.

Chuyên gia Thương Tự, chủ tịch Ủy ban khí hậu và rủi ro thiên tai thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) lý giải về hiện tượng thời tiết “nóng lạnh thất thường”. Ông cho rằng xu thế ấm lên của toàn cầu và hiện tượng giá lạnh cực điểm trên cục bộ có thể được giải thích từ hai phương diện.

Đứng trên lý luận, sự ấm lên của Trái Đất có nguyên nhân do sự phân bố và hình thái khí hậu phát sinh biến đổi, những hiện tượng khí hậu vốn có xác xuất xảy ra nhỏ hoặc những hiện tượng thời tiết cực đoan nay lại có xu hướng xuất hiện nhiều lần.

Sự ấm lên của Trái Đất chuyển thành giá lạnh cực độ

Đứng trên góc độ vật lý, cần đề cập đến hai khái niệm. Một là lốc xoáy địa cực, hai là dòng khí lưu ở trên cao. Lốc xoáy địa cực là các khối khí lớn, rất lạnh có mặt ở hai cực (Bắc Cực và Nam Cực), nằm phía trên tầng đối lưu và ở giữa tầng bình lưu. Theo ông Tự, trước đây lốc xoáy địa cực ở hai cực hoạt động tương đối ổn định tuy nhiên từ khi Trái Đất bắt đầu nóng lên, những khối khí này hoạt động tích cực hơn. Do đó, cực Bắc xuất hiện những khối khí lạnh nhỏ lan xuống phía nam, gây ra hiện tượng rét sâu cục bộ. Khối khí trên cao chịu sự ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ tại khu vực bắc cực và trong vĩ độ, đã di chuyển theo hướng tây sang đông vòng quanh Trái Đất. Một khi Bắc Cực ấm lên sẽ là giảm sự chênh lệnh nhiệt độ ở Bắc cực và vùng vĩ độ trung, khiến dao động đường đi của khối khí trên cao lớn hơn, ở khu vực 2 đầu của biên độ sóng sẽ xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan.

Tuy nhiên cùng với sự ấm lên của địa cầu, sự gia tăng của hiện tượng Elnino cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho hiện tượng thời tiết cực đoan xảy đến dồn dập.

Giá lạnh nhiều nơi: Trái đất có đúng là 'đang ấm lên'?
Chiếc xe nhỏ màu trắng bị một cơn lốc xoáy thổi tung tại thành phố Đài Nam, Đài Loan, hôm 9/8. (Nguồn: YouTube)

Elnino dẫn đến hiện tượng thời tiết cực đoan

Năm 2015, Trái Đất xuất hiện hiện tượng Elnino siêu cường rất rõ rệt, nhiệt độ mặt nước biển ở khu vực trung và đông Thái Bình Dương ấm lên bất thường, hiện tượng Elnino vẫn tiếp tục phát triển. Theo chuyên gia Thương Tự, hiện tượng Elnino siêu cường đã khiến cho các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt tập trung tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Anh Quốc vào cuối năm 2015.

Ví dụ, vào dịp giáng sinh vừa qua, miền Đông nước Mỹ xuất hiện mùa đông ấm khác thường, nhiệt độ tại một số khu vực thậm chí lên tới hơn 20 độ C, hoa anh đào nở rộ trước mùa. Còn tại phía Nam, Tây Nam và Trung bộ nước Mỹ lại xuất hiện mưa bão, lốc xoáy và lũ lụt. Tháng 12 năm ngoái tại Nam Mỹ, một số nơi như Uruguay, Paraguay, Argentina, Brazil xảy ra mưa bão và lũ lụt, trong khi một số vùng ở Brazil lại xảy ra hạn hán nghiêm trọng.

Mặc dù một số học thuyết khẳng định rằng Trái đất sắp bước vào thời kỳ “tiểu băng hà”, nhưng các quan điểm chủ đạo cho rằng sự biến đổi khí hậu toàn cầu có liên quan đến các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai trong mấy năm gần đây. Theo ông Thương Tự, biển và khí hậu có liên quan mật thiết với nhau, Elnino siêu cường sẽ làm gia tăng sự xuất hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Mưa lũ khiến mực nước sông dâng cao, vỡ bờ đê lũ, và tràn vào khu dân cư tại các tỉnh phía bắc Nhật Bản tháng 9/2015. (Nguồn: NTDTV)

Năm nay dự báo sẽ càng nóng hơn

Năm 2013 sau khi Bắc Mỹ trải qua một mùa đông cực lạnh, một cuộc điều tra trong dân chúng tại Mỹ cho thấy tỷ lệ người Mỹ tin vào thuyết Trái Đất ấm lên đã giảm từ 85% xuống còn 73%.

Hiện tượng giá lạnh sâu xuất hiện thường xuyên trong vài năm vừa qua chỉ là vấn đề khí tượng, còn sự ấm lên của Trái Đất là vấn đề khí hậu. Tất nhiên khí tượng cũng là một tham số quan trọng trong nghiên cứu biến đổi khí hậu. Cho nên, giá lạnh và sự ấm lên của toàn cầu không phải là hai vấn đề mâu thuẫn, cái này không thể phủ nhận cái kia.

Do vậy, hiện tượng giá lạnh sâu cục bộ chỉ mang tính thời điểm, không thể thay thế cho quan điểm vể sự ấm lên của toàn cầu. Có thể dự báo rằng năm 2016 Trái Đất có khả năng sẽ nóng hơn, có khả năng sẽ lập kỷ lục về nắng nóng. Trong tương lai, nếu nhiệt độ thực sự tăng thêm 4 độ thì mực nước biển sẽ bao phủ một vùng lục địa rộng lớn, thuộc phạm vi cư trú của hơn 600 triệu người. Khi đó phần lớn Đài Loan cũng sẽ bị ngập trong nước biển, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Bộ Khí tượng Anh quốc gần đây mới công bố một báo cáo phân tích cho biết, họ lấy nhiệt độ bình quân toàn cầu từ năm 1960 đến 1990 làm chuẩn năm. Năm 2014 nhiệt độ nước biển bình quân tăng 0.57°C, năm 2015 tăng 0.75°C, tuy nhiên dự báo năm 2016 sẽ tăng 0.84°C.

Hiệu ứng nhà kính không ngừng gia tăng và tích tụ khiến cho xu thế ấm lên của khí hậu toàn cầu không cách nào xoay chuyển được. Do đó, trong tương lai có khả năng mỗi năm đều lập một kỷ lục mới về nắng nóng. Những nỗ lực khống chế hiệu ứng nhà kính của con người trong dài hạn e rằng cũng chỉ có thể làm giảm tốc độ ấm lên toàn cầu mà thôi.

Nhã Thi
Theo Meirihaowen

Xem thêm: