Các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích một nền văn minh thất lạ tai vùng rừng rậm nhiệt đới Amazon. 

Từ xưa tới nay, người ta vẫn nhìn nhận rằng khu rừng rậm Amazon mênh mông rộng lớn là hoàn toàn hoang dã và nguyên thủy. Tuy nhiên, rừng nhiệt đới Amazon có một ngọn đồi kéo dài hơn một héc-ta, được gọi là Montegrande và nhìn kỹ, có vẻ nó không giống tí nào với một ngọn đồi…

Một nền văn minh kim tự tháp 3000 năm tuổi bị lãng quên trong rừng rậm Amazon

Ngọn đồi đó đặc biệt dốc, trông không giống tí nào như một gò đất. Trong nhiều thế kỷ nó đã bị lãng quên, cho đến khi các thành phố ở Peru lan rộng đến Amazon và khi nhà cửa của nông dân được dựng trên đỉnh đồi Montegrande.

Khi đào đất để xây nhà, những người nông dân khám phá ra những chậu cổ. Họ sớm nhận ra chúng cổ xưa hơn là đồ dùng cũ. Chúng là những di vật của quá khứ, và có hơn 1000 năm tuổi.

Khu nhà của họ đã trở thành một địa điểm khảo cổ. Năm 2010, nhà khảo cổ Quirino Olivera và nhóm nghiên cứu của ông đã bắt đầu đào bới trên đồi Montegrande, và sớm phát hiện những gì họ khai quật không phải là một ngọn đồi.

Đó là một kim tự tháp lớn, được xây dựng bởi một nền văn minh bị lãng quên trong rừng nhiệt đới Amazon – và nó có hơn 3000 năm tuổi.

rừng rậm amazon văn minh thất lạc
Di tích khảo cổ ở Montegrande, Peru. (Ảnh: Quirino Oliveria Nuñez)

Người ta đã tưởng rằng Amazon không có nền văn minh…

Kim tự tháp Montegrande đã làm thay đổi mọi thứ. Đây là lần đầu tiên tìm thấy bằng chứng hữu hình về các nền văn minh cổ xưa hưng thịnh trong rừng nhiệt đới Amazon.

Các nền văn minh cổ xưa chắc chắn đã rất thịnh vượng ở Nam Mỹ, nhưng cho đến gần đây người ta vẫn cho rằng Amazon là một nơi ít người dám lai vãng tới.

Các nhà khảo cổ học cho rằng những người đã sống ở Amazon trong thời cổ đại là dân du cư và không đông. Họ lang thang từ chỗ này sang chỗ khác, dựng lập một trang trại trong thời gian ngắn ngủi rồi lại ra đi.

Khi những người chinh phục Tây Ban Nha đến Nam Mỹ, họ đã viết về các thị trấn lớn toàn trang trại, và ở đó hỗ trợ đảm bảo cho cả đội tàu – nhưng không bao giờ có gì để minh chứng cho câu chuyện của họ.

Mỗi chứng cứ khảo cổ tìm thấy cho thấy không ai sống đủ lâu ở Amazon để xây các khu dân cư ở đó.

Tuy nhiên, các khám phá ở Montegrande đã làm thay đổi lịch sử của một quốc gia. Người ta cho rằng vào thời cực thịnh, có thể có tới 5 triệu người đã sống ở Amazon.

Họ đã xây dựng các nền văn minh và văn hoá mà chúng đã bị quên lãng hoàn toàn theo thời gian. Cách duy nhất chúng ta có thể biết tới những người này là bằng cách xem xét của họ.

rừng rậm amazon văn minh thất lạc
Các bộ xương và vỏ ốc được phát hiện ở di tích Montegrande. (Ảnh: Fomento có Inversión Privada y Turismo-JAEN)

Một nền văn minh bị lãng quên…

Những người đã xây dựng nên Montegrande có một xã hội vô cùng đa dạng, theo khám phá của các nhà khảo cổ. Họ không chỉ xây dựng một kim tự tháp để rồi lại ra đi ngay sau đó.

Họ xây dựng nó vào năm 1000 TCN, nhưng đã sửa chữa và xây dựng lại ít nhất tám lần. Trước khi đế chế của họ sụp đổ, họ đã sống ở nơi đây hơn 1000 năm.

Đến thời kỳ cuối, họ đã dựng các bức tường cao 1,85 m để bảo vệ người dân và xây dựng những tòa nhà để các nhà lãnh đạo cai quản người dân.

Họ xây dựng một loạt ngôi nhà trên bờ sông, họ có tôn giáo riêng của mình và tham gia vào mạng lưới kinh doanh phức tạp trải dài khắp Peru.

Họ có một thiên niên kỷ lịch sử mà người ta chỉ có thể đoán qua những tàn tích còn lại. Những kim tự tháp lớn mà họ để lại là đủ để cho chúng ta một cái nhìn sâu xa về tôn giáo của họ.

rừng rậm amazon văn minh thất lạc

Đền xoắn ốc

Trên đỉnh núi ta tìm thấy một hình xoắn ốc bằng đá, cuộn lại trong hình của một con rắn lớn hoặc giống như cuộn xoáy của một vỏ ốc.

Đi dọc theo đường xoắn ốc giống như thể chúng ta đang đi qua một mê cung. Mỗi bước đưa chúng ta tới gần mặt đất hơn, cho đến cuối cùng khi tới trung tâm, thì chúng ta ở dưới thấp 12 m kể từ bước đầu tiên.

Ở giữa hình xoắn ốc ta tìm thấy những dấu vết của lửa. Đó có thể là lửa thiêng, được dùng cho các mục đích tôn giáo.

Các nhà khảo cổ học đã khám phá những muỗng và cối thuốc vẫn còn vương các hạt vilca gây ảo giác. Những hạt này không trồng nơi người dân sinh sống – chúng được nhập khẩu qua mạng lưới kinh doanh của họ.

rừng rậm amazon văn minh thất lạc
Di tích khảo cổ Montegrande ở Peru. (Ảnh: Forosperu)

Một nền văn hóa… vỏ ốc..

Nhà khảo cổ học Olivera cho rằng những hạt này có thể là lý do khiến con người bị mê hoặc bởi các xoắn ốc.

Những người dùng hạt này thường có ảo giác với ánh sáng nhấp nháy hình xoắn ốc. Các linh mục từng sống ở đây có thể đã sử dụng chúng để làm bùa, và ảo giác có thể là một phần quan trọng trong văn hoá của họ.

Các xoắn ốc là một nỗi ám ảnh cho những người đã sống ở đây. Trong những dấu tích còn lại của nền văn minh của họ, ta tìm thấy vỏ ốc rải rác khắp nơi.

Người chết được tôn kính và được phủ kín bằng vỏ ốc, nghi thức này là một khía cạnh xã hội của họ. Họ tin rằng Đức Chúa Trời có thể chạm tới được bằng ảo giác do hạt vilca gây ra.

rừng rậm amazon văn minh thất lạc
Một tòa nhà hình xoắn ốc trong di tích khảo cổ. (Ảnh: Arqueología del Perú)

Chúa tể của những con ốc

Cách Montegrande 1,5 km, các nhà nghiên cứu đã phát hiện kim tự tháp thứ hai – nhưng cái này cho thấy một câu chuyện tối màu hơn.

Ở đây, người ta tìm thấy di hài của 22 đứa trẻ. Phần lớn các xương đều có dấu hiệu suy dinh dưỡng và bệnh tật, dường như chúng đều héo hắt khi chết.

Có lẽ chúng được đưa đến đây khi đang bệnh và một số đã chết. Đây là một nơi tách biệt khỏi thành phố, nơi người mẹ bỏ lại đứa con yêu dấu của mình.

Các pháp sư đã không chữa khỏi bệnh cho bọn trẻ, họ không có thuốc thần diệu khiến những đứa trẻ khỏe lại.

Những đứa trẻ đưa đến đây đã không được giúp đỡ – chúng được sử dụng như đồ lễ tế của con người

rừng rậm amazon văn minh thất lạc
Di hài/ những bộ xương phát hiện tại di tích khảo cổ. (Ảnh: Elcomercio / Perú Folklórico)

Những chiếc xương trẻ em cho thấy chúng dường như đã bị đối xử thô bạo. Một đứa trẻ sáu tuổi được chôn cùng với con lợn lang, trong khi một người mẹ trẻ nằm ở đây với đứa con sơ sinh của mình, cả hai người đều bị chặt đầu.

Bên cạnh những bộ xương này, ta tìm thấy xương của người đã cúng tế bọn trẻ. Các nhà khảo cổ gọi người này là “chúa tể những con ốc” và chắc đây là người quan trọng, người này đã chết cách đây 2800 năm, và dù trong lịch sử của những người này, đây là gì đi nữa, thì nó chính là di tích tang lễ quan trọng nhất của họ được phát hiện ra.

Chúa tể của những con ốc được chôn với 180 vỏ ốc được phủ từ đầu đến chân. Mặt người này quay về phía Đông, phía mặt trời mọc, hướng về một ngày mới.

rừng rậm amazon văn minh thất lạc
Chúa tể những con ốc. (Ảnh: Forosperu)

Một xã hội chỉ còn tàn tích và xương

Không một từ nào được những người sống ở đây viết lại. Nếu họ biết chữ, chúng ta không biết hoặc không có vết tích của những gì họ đã viết.

Chúng ta không biết quan niệm của họ về cuộc sống, về tình yêu và về cái chết, tại sao họ lại đến Amazon và đến một ngày tại sao xã hội của họ lại sụp đổ.

Tất cả những gì chúng ta có, là tàn tích và xương của họ – cho chúng ta một hình ảnh về cuộc sống của những người này, những người dường như đã bị lãng quên trong 2.000 năm qua.

Xuân Hà (biên dịch theo Epoch Times France)

Xem thêm: