Công nghệ thực tế ảo có nhiều ứng dụng quan trọng hơn là chỉ để chơi game, và Google Cardboard là một minh chứng cho điều đó.

Google Cardboard chỉ là một chiếc kính tự chế bằng bìa các-tông với giá trên dưới 20 đô la, một sáng kiến của ông lớn công nghệ Google nhằm phổ biến công nghệ thực tế ảo đến với người dùng. Ít ai có thể ngờ rằng với cái giá tương đương 450.000 VND đó, nó lại có thể cứu mạng sống của một bé gái bị bệnh viện từ chối và chỉ còn… chờ chết.

Công nghệ thực tế ảo cứu mạng sống một bé gái
(Ảnh: CBS Miami, YouTube)

Teegan Lexcen là một cô bé kém may mắn bị tàn tật bẩm sinh, nhưng đó chưa phải là tất cả. Em là trường hợp duy nhất thiếu một lá phổi và một nửa trái tim mà các bác sĩ từng chứng kiến. Cha mẹ em, ông Chad và bà Cassidy Lexcen đã nói chuyện với các bác sĩ tại Minnesota, Mỹ, nhưng đội ngũ phẫu thuật tại đây đồng loạt chịu bó tay trước trường hợp của Teegan. Họ chỉ có thể giúp cô bé sơ sinh cảm thấy thoải mái nhất có thể thông qua các biện pháp y tế.

Công nghệ thực tế ảo cứu mạng sống một bé gái
(Ảnh: The List TV Show, YouTube)

Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra khi Teegan vẫn tiếp tục sống sót trong 2 tháng tiếp theo, và ông bà Lexcen đã nghi ngờ chẩn đoán của các bác sĩ. Họ bắt đầu tìm kiếm những ý kiến khác. Người quen của họ tình cờ biết một nữ y tá tại bệnh viện Boston, và họ đã liên lạc với các bác sĩ tại đây để hỏi ý kiến. Tuy nhiên, câu trả lời họ nhận được chỉ là những hứa hẹn xem xét và sự im lặng trong nhiều ngày.

Công nghệ thực tế ảo cứu mạng sống một bé gái
(Ảnh: The List TV Show, YouTube)

Tình cờ, chị gái của ông Chad đọc thấy một bài báo viết về 20 bác sĩ phẫu thuật sáng tạo nhất trên thế giới ngày nay, và một trong số đó là bác sĩ phẫu thuật tim mạch thuộc bệnh viện trẻ em Nicklaus, Miami, Mỹ – ông Redmond Burke.

Gia đình Lexcen liên lạc với bác sĩ Burke và nhận được hồi đáp ngay lập tức yêu cầu phim chụp của Teegan. Tại bệnh viện Nicklaus dành cho trẻ em, đội ngũ 30 bác sĩ và y tá luôn ngồi lại 3 lần một tuần để bàn luận về phương pháp điều trị và chăm sóc các bệnh nhân của mình. Và chính tại đây, trường hợp của bé Teegan đã được đưa ra thảo luận.

Công nghệ thực tế ảo cứu mạng sống một bé gái
Bác sĩ Burke trong một cuộc phỏng vấn (Ảnh: CBS Miami, YouTube)

Các bác sĩ nhìn vào phim chụp của Teegan và cảm thấy rất bất ngờ trước tình trạng dị tật có một không hai của cô bé. Họ thảo luận về các ca phẫu thuật có thể thực hiện, nhưng chưa ai có thể đưa ra một phương án thuyết phục. Một số thậm chí khá bi quan.

Bác sĩ Burke đã yêu cầu bác sĩ Juan Carlos Muniz, một chuyên viên phụ trách hình ảnh tim mạch, tạo ra mô hình trái tim khuyết của Teegan trên nền 3D. Việc này đã giúp ích rất nhiều trong những ca phẫu thuật phức tạp trước đó. Tuy nhiên, điều không may nhất đã xảy ra: máy in 3D của bệnh viện bị hỏng trong khi cô bé Teegan thì không thể đợi lâu hơn.

Công nghệ thực tế ảo cứu mạng sống một bé gái
Cô bé Teegan sẽ không thể đợi được lâu hơn (Ảnh: The List TV Show, YouTube)

Nhưng Muniz không chịu thua cuộc, anh từng nói chuyện với một bác sĩ tim mạch khác là David Ezon tại trường đại học Y khoa Pittsburgh về tiềm năng ứng dụng của thực tế ảo trong phẫu thuật. Sau cuộc nói chuyện đó, Muniz đã mua một phiên bản Google Cardboard để có thể trải nghiệm công nghệ mới này với iPhone. Khi máy in 3D hỏng thì lựa chọn còn lại chính là Google Cardboard.

Công nghệ thực tế ảo cứu mạng sống một bé gái
(Ảnh: The List TV Show, YouTube)

Sử dụng ứng dụng thực tế ảo Sketchfab, Muniz đưa thông tin hình ảnh trái tim của bé Teegan vào iPhone và hướng dẫn bác sĩ Bruke. Điều tuyệt vời là, với công nghệ thực tế ảo, bác sĩ Bruke có thể xem xét trái tim 3D ở mọi góc độ, và thậm chí là đi vào bên trong trái tim để kiểm tra kỹ lưỡng.

Công nghệ thực tế ảo cứu mạng sống một bé gái
Google Cardboard, iPhone và Sketchfab, bộ ba dành cho công nghệ thực tế ảo (Ảnh: CBS Miami, YouTube)

Với bộ ba Google Cardboard, iPhone và Sketchfab, bác sĩ Bruke đã giải được hai bài toán khó. Thứ nhất là, ông không còn phải thực hiện một vết cắt dài nguy hiểm để tới được trái tim của Teegan vốn nằm quá xa về bên trái so với bình thường. Thứ hai là, trái tim bình thường có hai tâm thất, tuy nhiên Teegan chỉ có một tâm thất, điều đó khiến tâm thất của em bị quá tải. Nhờ có công nghệ thực tế ảo, bác sĩ Burke đã nghĩ ra phương pháp giảm tải áp lực hoạt động cho tâm thất duy nhất của Teegan.

(Ảnh: Internet)
Công nghệ thực tế ảo sẽ được ứng dụng vào các ca phẫu thuật (Ảnh: Magic Leap)

Đêm trước ngày phẫu thuật, bác sĩ Bruke nằm trên giường, đeo Google Cardboard và ôn lại hết lần này đến lần khác các bước của ca phẫu thuật có một không hai. Vào ngày hôm sau, mọi chuyện diễn ra y hệt như những gì ông tiên lượng. Bác sĩ Bruke khen ngợi: “Đôi khi, công nghệ thực tế ảo chính là thứ quyết định sinh tử“.

4 tuần sau ca phẫu thuật, Teegan không phải thở máy nữa, và các bác sĩ hy vọng rằng em có thể sớm trở về nhà. Bà Cassidy Lexcen thán phục: “Thật là đáng kinh ngạc. Một thứ làm bằng bìa các-tông cùng một chiếc điện thoại lại góp phần cứu sống con gái chúng tôi.

Theo CNN
Quang Minh tổng hợp

Xem thêm: