Đặt tên theo một người thợ săn trong Thần thoại Hy Lạp, chòm sao Orion hay Lạp Hộ là một trong những chòm sao nổi tiếng và bí ẩn nhất trên bầu trời. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy nó trên mặt phẳng xích đạo vào ban đêm từ tháng 11 cho đến tháng 2.

Chòm sao Orion chứa hai trong mười ngôi sao sáng nhất là Rigel (Beta Orionis) và Betelgeuse (Alpha Orionis).

Một điều thú vị hơn là hầu hết các nền văn minh cổ xưa nhất từng tồn tại trên Trái Đất đều có một mối liên hệ sâu sắc với chòm sao này; từ Mexico, châu Á, châu Âu cho đến châu Phi. Các nền văn hóa cổ đại tôn vinh chòm sao Thợ Săn bằng cách xây dựng các di tích mô phỏng chính xác từng vị trí của chòm sao này; trên trời thế nào thì dưới đất cũng như thế.

Dưới đây là 25 điểm, có thể là những thần thoại hay sự thật về chòm sao Orion:

1. Orion, con trai của thần Poseidon, là một người khổng lồ có năng lực siêu nhiên, một thợ săn dũng mãnh với chiếc dùi cui đồng vững chắc, có khả năng hạ gục mọi thú vật. Khi người hùng Hy Lạp này bị sát hại, chàng đã được đưa lên trời và hóa thành chòm sao bất diệt.


Khi người hùng Hy Lạp Orion bị sát hại, chàng đã được đưa lên trời và hóa thành chòm sao bất diệt.

2. Một bức điêu khắc ngà voi Ma-mút thời tiền sử, được phát hiện trong một hang động tại thung lũng Ach ở Đức vào năm 1979, được cho là mô tả sớm nhất có liên hệ với chòm sao Orion.

3. Các nhà khảo cổ học ước tính tác phẩm điêu khắc ngà voi này có niên đại hơn 30.000 năm tuổi.

4. Alnilam, Mintaka và Alnitak, xếp thẳng hàng tạo thành chiếc đai lưng của chàng thợ săn, là ba ngôi sao nổi bật nhất trong chòm sao Orion.


Ba ngôi sao nổi bật nhất trong chòm sao Orion, xếp thẳng hàng tạo thành chiếc đai lưng của chàng thợ săn.

5. Betelgeuse, ngôi sao sáng thứ hai trong chòm Orion, nằm tại vị trí vai phải của chàng thợ săn, còn trên vai trái là ngôi sao Bellatrix.

6. Tinh vân Lạp Hộ (Orion) là một đám mây cuộn xoáy bao gồm các ngôi sao mới sinh, khí phát xạ và bụi. Nó không được gọi là sao, nhưng người ta vẫn xem nó là “ngôi sao” ngay chính giữa của thanh kiếm của Orion.


Tinh vân Lạp Hộ. (Ảnh: internet)

7. Các ngôi sao khác trong chòm sao này bao gồm Hatsya, nằm tại vị trí mũi kiếm treo lơ lửng bên ngoài đai lưng của Orion, và Meissa, tạo nên phần đầu Orion. Saiph nằm tại vị trí đầu gối phải, còn Rigel là đầu gối trái của chàng thợ săn.

8. Rigel, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Orion nằm cách Trái Đất khoảng 773 năm ánh sáng.

9. Alnitak nằm cách Trái Đất khoảng 800 năm ánh sáng, và được cho là có độ sáng gấp 100.000 Mặt Trời của chúng ta.

10. Các nhà thiên văn thường gọi chòm sao Orion này là M42, nơi những ngôi sao được sinh ra, do đó Orion là một trong những chòm sao có bố cục sao nổi bật nhất trên bầu trời đêm.

11. Theo thần thoại Ai Cập, các vị thần đã giáng trần từ chiếc đai lưng của Orion và Sirius – ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.

12. Nền văn minh Ai Cập cổ đại tin chắc rằng, các sinh mệnh từ Sirius và Orion đã đến Trái Đất trong hình dạng con người. Osiris và Isis và những sinh mệnh này là bộ phận khai sáng loài người.


Osiris và Isis.

Xem thêm: Ai Cập: Tìm thấy lăng mộ thần thoại của Thần Chết Osiris

13. Người Ai Cập cổ đại khẳng định Orion có liên quan đến sự khai sinh của Thế Giới, điều này được thể hiện trong các tác phẩm và văn tự được lưu lại. Vào thời Ai Cập cổ đại, Orion và Osiris được sử dụng thay thế lẫn nhau, và người Ai Cập cho rằng một ngày nào đó, Osiris sẽ từ Orion quay trở lại.

14. Theo những giả thuyết đưa ra về mối liên hệ của Orion, các Kim tự tháp trên cao nguyên Giza trùng với vị trí các sao trên đai lưng của chòm sao Orion. Giả thuyết này được Robert Bauval đưa ra lần đầu tiên vào năm 1983.


Các Kim tự tháp trên cao nguyên Giza trùng với vị trí các sao trên đai lưng của chòm sao Orion. (Ảnh: internet)

15. Dựa vào các mô hình máy tính, tượng Nhân Sư lớnba Kim tự tháp tại Giza đã xếp thẳng hàng với đai lưng của Orion vào năm 10.450 trước Công Nguyên.

16. Trong năm 10.450 trước Công Nguyên vốn được coi là Thời đại Sư tử, tượng Nhân Sư lớn, mà khởi nguyên có hình dạng rất giống sư tử, sẽ nhìn thẳng hướng đông đúng vào vị trí chòm sao Sư Tử tại thời điểm xuân phân của năm 10.450 trước Công nguyên.


Chòm sao Sư tử (Ảnh: astrojourney.com)

17. Ngôi sao không đứng yên tại một vị trí cố định. Các ngôi sao thuộc chòm sao Orion có xu hướng di chuyển cùng nhau trong không gian .

18. Nằm ở khu vực phía đông của sa mạc Sahara là một di chỉ khảo cổ huyền bí tên là Nabta Playa. Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra di chỉ này vào năm 1974, và họ gọi chúng là “Stonehenge thu nhỏ của sa mạc”. Di chỉ này có một bố cục phức tạp tương ứng với vị trí các ngôi sao trong chòm Orion.


“Stonehenge thu nhỏ của sa mạc” có một bố cục phức tạp tương hợp với vị trí các ngôi sao trong chòm Orion. (Ảnh: internet)

19. Thành phố Teotihuacan ở Mexico là một kỳ quan kiến trúc khác của thế giới cổ đại. Giống với các kim tự tháp ở cao nguyên Giza, những công trình đồ sộ của Teotihuacan chỉ thẳng đến vị trí ba ngôi sao trên đai lưng Orion, theo các học giả ủng hộ lý thuyết này.

20. Các đỉnh núi bằng thứ nhất, thứ hai và thứ ba của người Hopi cổ đại cũng có vị trí tương hợp với chòm sao Orion. Các đỉnh núi bằng của người Hopi tạo thành hình Đai lưng của chòm sao orion và người ta cho rằng người Hopi đến định cư tại đây cũng chính vì lý do này.

chom sao orion va kim tu thapCách bố trí các vị trí kiến trúc trên Trái Đất được cho là tương hợp với các vị trí của các ngôi sao trong Đai lưng Orion.

21. Bảng danh mục các ngôi sao của người Babylon vào Thời Đồ đồng cuối đã đặt tên cho chòm sao Orion là “Người chăn cừu thiên đàng” hoặc “Người chăn cừu chân chính của Anu” vì họ coi Anu là vị thần cai quản thiên giới.

22. Kinh Thánh cũng từng ba lần đề cập đến chòm sao Orion, và gọi nó là “Kesil”. Theo các học giả thì từ này có nghĩa đen là ngu ngốc, nhưng khi phiên dịch thì họ thường dịch là “chòm sao Orion”.

Xem thêm: Tìm thấy các con dấu đất sét củng cố sự tồn tại của vua David và Solomon trong Kinh Thánh

23. Trong thiên văn học Hồi giáo thời Trung cổ, chòm sao Orion được gọi là al-Jabbar, có nghĩa là “người khổng lồ”.

Chú thích:

[1] Các thiên thể Messier là các thiên thể được định vị bởi Charles Messier trong quyển Tinh vân và đám sao xuất bản lần đầu năm 1774. Messier là một người săn tìm sao chổi và đã bị khó chịu mỗi khi tìm thấy một thiên thể trông giống nhưng không phải là sao chổi. Ông đã xuất bản danh bạ các vật thể đó để giúp các nhà săn tìm sao chổi khác không bị mất thời gian khi tìm thấy vật thể đã xác định là không phải sao chổi.

Đăng tải với sự cho phép từ Ancient Code
Biên dịch: Quý Khải (có tham khảo từ Tinhhoa.net)

Xem thêm: