Một nghiên cứu mới cho thấy dường như mọi đêm trên Hành tinh Đỏ đều có tuyết, nhưng nó khác rất nhiều so với cách chúng ta nghĩ.

Thay vì có lớp tuyết phủ rộng, bề mặt hành tinh này xuất hiện “những khối băng nhỏ” vào ban đêm. Iflscience đưa tin hôm 21/8.

Để xuất hiện tuyết, các đám mây cũng phải nằm ờ vị trí khá thấp – khoảng 1-2 km so với mặt đất – nếu không các hạt tuyết sẽ bị nhanh chóng bị tiêu tan. Nguyên nhân do áp suất không khí tăng nhanh khi rơi xuống khiến nhiệt độ gia tăng và làm cho tuyết bốc hơi.

Do có bầu khí quyển mỏng, khả năng giữ nhiệt của sao Hỏa khá thấp. Vào ban đêm, nhiệt độ trên bề mặt sao Hỏa có thể giảm xuống mức thấp nhất khoảng -73°C tại khu vực xích đạo và -125°C tại hai đầu cực.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nước ở khu vực xích đạo chỉ được cung cấp năng lượng đủ để bay hơi và hình thành những đám mây áp suất thấp.

Sao Hỏa về đêm tồn tại những cơn mưa tuyết (Ảnh:BTQ)

Một nhóm các nhà nghiên cứu, do Aymeric Spiga, một nhà khoa học hành tinh thuộc Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia ở Paris (CNRS) dẫn đầu, đang tìm hiểu liệu những đám mây này có thể tạo ra bão tuyết.

Như đã đề cập ở trên, vào ban đêm, nhiệt độ của sao Hỏa giảm đáng kể. Các mô hình khí quyển của CNRS cho thấy những đám mây vì vậy đột nhiên xuất hiện sự kết tinh nhanh chóng.

Đồng thời, sự phân bố lại nhiệt độ nhanh và cục bộ này khiến dòng không khí xung quanh chúng trở nên không ổn định – kết quả là các tinh thể băng được hình thành.

Một số tinh thể băng chạm tới mặt đất, một số bị nung nóng quá lâu trong quá trình rơi sẽ bốc hơi thành một loại khí được gọi là “virgas”.

Không giống như Trái đất, sao Hỏa là một thế giới khắc nghiệt. Các điều kiện khí quyển trên đó không ổn định và thích hợp để tuyết rơi thường xuyên.

Núi đá bị bao phủ bởi băng CO2 trên sao Hỏa (Ảnh: Genk)

Trên sao Hỏa còn tồn tại một loại băng khác. Thay vì hình thành từ nước, nó được tạo lên từ cacbon điôxit đông lạnh.

“Sự đối lưu trong cơn bão tuyết CO2 sẽ được kích hoạt bởi năng lượng được giải phóng khi khí CO2 tụ lại thành các hạt băng CO2; Giống như những cơn bão trên Trái Đất với sự ngưng tụ nước. ” Spiga cho biết.

Sao Hỏa không phải là thế giới ngoài trái đất duy nhất được phát hiện thấy băng tuyết. Mặt trăng Io của sao Mộc cũng nổi tiếng với những cơn bão tuyết sulphuric cực lớn khi nó di chuyển vào cái bóng khổng lồ của khí.

Hoài Anh

Xem thêm: