Theo một truyền thuyết Ấn Độ cổ xưa, vua Rama đã xây dựng một cây cầu nối liền Ấn Độ với Sri Lanka cách đây hơn một triệu năm về trước. Một số người quan sát những hình ảnh vệ tinh của NASA và đã nhận thấy những gì trông giống như phần còn lại của một cây cầu như vậy. Câu hỏi đặt ra là liệu nó là tự nhiên hay là do bàn tay con người làm ra.

Cầu Rama, cũng được gọi là cầu Adam nối liền giữa Ấn Độ và Sri Lanka. (Ảnh: NASA)

Bách khoa toàn thư Britannica mô tả nó như một “loạt các bãi cát ngầm”, nhưng lưu ý thêm rằng:

“Theo truyền thuyết, đây là những gì còn lại của một con đường đắp cao do Rama (vị anh hùng trong sử thi Ramayana của Ấn Độ) làm ra, để đạo quân của ông dễ dàng hành quân từ Ấn Độ đến Xây Lan (Ceylan) (Sri Lanka) để giải cứu người vợ Sita bị bắt cóc.

Adam đã vượt qua núi Adam’s Peak, Ceylan và đứng bằng một chân ở đó để sám hối trong 1.000 năm”.

Cây cầu được vua Rama xây dựng để giải cứu người vợ Sita bị bắt cóc

Trong tiếng Pháp, nó được biết đến là “Cầu Adam”. Người Ấn Độ thường gọi là cầu Rama Setu (theo tên của vua Rama).

Tính xác thực về nguồn gốc cây cầu này đang bị chôn vùi trong các cuộc tranh luận chính trị và tôn giáo. Một số người muốn phá hủy phần di tích còn sót lại của cây cầu để mở một bến cảng

Hình ảnh của truyền thuyết về việc xây cầu của Rama Setu (Cầu Adam) với một đội quân khỉ, nghệ sĩ vô danh, năm 1850.

Đề xuất này đã bị bác bỏ vì nó chống lại quan điểm chung và sẽ phá hủy một công trình di sản quan trọng thời cổ đại.

Xác định niên đại

Cầu Adam, còn được gọi là Cầu Rama nằm giữa Ấn Độ và Sri Lanka. (NASA)

Năm 2007, khi những hình ảnh mới của NASA về cây cầu Adam xuất hiện và đã thu hút sự chú ý trên mạng, đảng chính trị dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ Bharatiya Janata (BIP) tuyên bố rằng NASA đã xác định niên đại chiếc cầu này là 1,7 triệu năm.

 Vua Rama hướng dẫn đạo quân khỉ cách xây dựng cầu

Mốc niên đại này phù hợp với các truyền thuyết Ấn Độ, tương đương với một trong bốn thời kỳ của nhân loại, thời kỳ mà vua Rama đã từng sống.

Niên đại do các tổ chức khoa học Ấn Độ, bao gồm Trung tâm viễn thám của Đại học Bharathidasan, đã xác định sự hình thành cây cầu vào khoảng 3.500-5.000 năm thuộc kỷ nguyên chúng ta.

Tiến sĩ Badrinarayanan ước tính thời gian hình thành cây cầu theo các mẫu cấu trúc của nó là khoảng 5.800-4.000 năm TCN.

Trong sử thi “Ramayana”, người ta nói rằng cây cầu được xây dựng trên một nền gỗ (được đặt trên chỗ cao nhất của một mặt phẳng tự nhiên đã có trước đó) sau đó các tảng đá lớn nhỏ được đặt lên

Những mẫu vật hé lộ cây cầu này được xây dựng với tỷ lệ giống công trình ngày nay

Tiến sĩ Badrinarayanan, cựu giám đốc của Ủy ban Khảo sát Địa chất của Ấn Độ và là cựu điều phối viên của Ủy ban Giám sát của Viện Quốc gia về Công nghệ Đại Dương ở Chennai, đã nghiên cứu các mẫu vật chính thu thập từ cây cầu.

Ông kể với tạp chí Rediff về các mẫu vật ở độ sâu 10 mét, rằng:

“Chúng tôi khám phá ra cát biển ở bên trên và bên dưới, ngoài ra còn vô số san hô, đá cát bị vôi hóa và các chất liệu tương tự như đá. Điều đáng ngạc nhiên là bên dưới đó đến 4–5 m, chúng tôi lại phát hiện được cát lỏng và sau đó là các lớp kết cấu cứng ở đó”. 

Suy xét về sự hiện diện của các loại đá bên trên một lớp cát biển, người ta cho rằng đá này đã được đem đến đổ và lấp ở đây.

Sử thi Ramayan mô tả kích thước của cây cầu là 100 yojana chiều dài và 10 yojana chiều rộng(một yojana tương đương gần 8 km). Tỷ lệ 10:1 (dài:rộng) phù hợp với các số đo thực tế của cây cầu được quan sát ngày nay.

Bharath Gyan (là một nhóm chuyên nghiên cứu văn hóa truyền thống Ấn Độ từ một quan điểm tâm linh), lưu ý rằng tỷ lệ 10: 1 (chiều dài: chiều rộng) tương ứng với các số đo thực tế của cây cầu mà ta quan sát được ngày hôm nay. Cây cầu dài gần 35 km và rộng 3,5 km.

Cầu Adam nhìn từ trên cao. (Wikimedia Commons)

Tất nhiên dấu tích cây cầu còn tồn tại đến nay không hoàn toàn đồng đều, bề rộng của nó thay đổi đôi chút ở những điểm khác nhau.

Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)

Xem thêm: