Xác một sinh vật có hình dáng giống khủng long được bảo quản tốt đến mức vẫn còn xương thịt ở Ấn Độ khiến giới nghiên cứu bối rối

Một thợ điện bị sốc khi phát hiện sinh vật được bảo quản một phần trong lúc dọn dẹp ga tàu điện ngầm bỏ hoang ở Jaspur, Ấn Độ, Sun hôm 15/12 đưa tin. Sinh vật trông giống một con khủng long bay cỡ nhỏ, và ngay lập tức khiến các nhà khoa học cảm thấy kinh ngạc vì theo những gì được biết trước nay, khủng long đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm, phải chăng lịch sử cần được viết lại?

Sinh vật có hình dạng giống các loài khủng long Deinonychus, Coelophysis và Dromaeosaurus. Chúng đều thuộc nhóm khủng long chân thú.

Những gì tìm thấy nhìn giống như xác của một con khủng long (Ảnh: The Sun)

Mẫu vật được gửi tới các chuyên gia để phân tích, bao gồm xác định niên đại bằng đồng vị carbon. “Nó giống một con khủng long, nhưng chúng tôi không thể nói bất kỳ điều gì cho đến khi tiến hành mọi kiểm tra”, tiến sĩ Parag Madhukar Dhakate, nhà bảo tồn ở Cơ quan Lâm nghiệp Ấn Độ, cho biết.

“Mẫu vật có hình dáng giống khủng long chân thú, một nhóm khủng long bao gồm những loài ăn thịt hai chân. Nhưng một bộ xương khủng long không thể được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn như vậy sau thời gian hàng triệu năm mà chúng ta vẫn biết. Một số cho rằng nó được xử lý hóa học để lưu giữ trong bảo tàng. Nhưng nếu là trường hợp đó, nó lưu lạc đến đây như thế nào”, Aaryan Kumar, nghiên cứu sinh ngành khảo cổ học ở Đại học Delhi, cho biết.

Khủng long liệu có thật sự đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm như người ta vẫn nghĩ? (Ảnh: ĐKN)

Thực ra đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học có một phát hiện chấn động như thế này. Nhiều phát hiện khảo cổ trong thế kỷ 20 đã khiến không ít các học giả phải đặt ra giả thuyết rằng liệu khủng long có thật sự đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm như người ta vẫn nghĩ?

Vào năm 1961 một nhà địa chất dầu mỏ đã phát hiện ra nguyên một khu đất chứa đầy xương cốt dày đến nửa mét, chưa hóa thạch. Không một người ủng hộ thuyết tiến hóa nào tin đó là xương khủng long, do đó thông tin này không được phép xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và kết quả là hầu như không ai nhớ về sự kiện ấy. Mãi 20 năm sau đống xương mới được thừa nhận là xương khủng long nhưng người ta luôn tránh nhắc đến việc chúng đều còn mới. Hiện nay khu vực thảm xương khủng long này đang được các nhà khoa học thuộc Đại học California và Đại học Alaska khai thác.

Hình ảnh cho thấy rõ nét tươi và mới của mảnh mô tìm thấy trong mảnh xương khủng long (Ảnh: Science và AP)

Năm 1987, trong lúc đang làm việc cùng các nhà khoa học thuộc trường Đại học Memorial (Canada) tại đảo Bylot, một người Eskimo trẻ tuổi nhặt được một mảnh xương còn mới, không hóa thạch. Nó nhanh chóng được xác định là hàm dưới của một con khủng long mỏ vịt. Phát hiện này cũng bị phớt lờ, đến nỗi hầu như người ta chỉ biết đến sự kiện này qua bài báo trên tờ Edmonton Journal, số ra ngày 26/10/1987, tức là mãi 2 tháng sau đó. Và chỉ có vậy, sau này hầu như không ai nhắc đến nó nữa, sự kiện nhanh chóng bị làm cho quên lãng.

Vào năm 1994 nhà khoa học Scott Woodward và các đồng sự đã trích được DNA từ một khúc xương khủng long còn nguyên vẹn, phát hiện của họ được đăng trên tờ báo khoa học Science. Nhưng rồi họ không được hoan nghênh vì nó không đúng quy trình “tiến hóa”.

Một hồng cầu nằm trong mao mạch của một con khủng long bạo chúa (Ảnh: Mary Schweitzer)

Mọi chuyện chỉ trở nên sáng sủa hơn từ khi internet ra đời. Năm 1993, nhà khoa học Mary Schweitzer tuyên bố tìm thấy tế bào máu khủng long bên trong một mảnh xương khủng long bạo chúa, mà trước đó đã được các nhà tiến hóa xác định “80 triệu năm tuổi”.

Vào năm 1997, Schweitzer từng hỏi Jack Horner một nhà tiến hóa rất nổi danh, rằng tại sao một bộ xương khủng long (tìm thấy ở Vỉa Hell Creek, Montana, Hoa Kỳ) lại có mùi đặc trưng của xác chết, thì ông ta thản nhiên trả lời: “Ồ đúng thế, tất cả xương cốt tìm thấy ở Hell Creek đều bốc mùi thế cả!“

Hoài Anh