Hàng nghìn năm trước, người ta đã biết tận dụng những phát minh, sáng chế của nền văn minh để ứng dụng vào lĩnh vực quân sự. Ít ai biết rằng những vũ khí hiện đại nhất hiện nay lại được đặt nền tảng từ những thứ phát minh vô cùng giản dị này.

Tìm ra lửa (1,4 triệu năm trước)

14-su-kien-lam-thay-doi-lich-su-quan-su-the-gioi-mai-mai

Tìm ra cách lấy lửa là một trong những phát minh đầu tiên và quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Ban đầu, người ta phát hiện ra lửa trong các vụ hỏa hoạn tự nhiên. Dần dà, con người học cách duy trì ngọn lửa và tự tạo ra lửa bằng các công cụ đơn giản (đá mài, bùi nhùi).

Ngọn lửa mở đầu cho rất nhiều bước đột phá lớn trong công nghệ quân sự sau này. Có lửa, người ta rèn được kim loại, vũ khí. Thậm chí, bản thân ngọn lửa cũng trở thành một loại vũ khí nguy hiểm trong những phép dùng “hỏa công”.

Cung tên (Thời đại đồ đá – khoảng 15.000 năm trước)

14-su-kien-lam-thay-doi-lich-su-quan-su-the-gioi-mai-mai (1)

Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ cung tên chính xác được phát minh khi nào. Những di chỉ khảo cổ cho thấy từ thời đồ đá mới, cung tên đã được sử dụng khá phổ biến chủ yếu để săn bắn.

Các nhà khảo cổ đã tìm tìm thấy được ở vùng đầm lầy Holmegaard (Đan Mạch) những cây cung cổ có niên đại lên tới hơn 1 vạn năm. Theo tiến trình lịch sử, từ công cụ dùng để săn bắn, cung tên trở thành vũ khí được sử dụng trong chiến trận.

Các nghiên cứu cho thấy, vào khoảng năm 5400 TCN, cung tên đã xuất hiện trong các cuộc chiến tranh.

Bánh xe (năm 3500 năm TCN)

14-su-kien-lam-thay-doi-lich-su-quan-su-the-gioi-mai-mai (2)

Không ai rõ những chiếc bánh xe đầu tiên ra đời từ bao giờ. Tuy nhiên, những bằng chứng khảo cổ cho thấy ở Lưỡng Hà người ta bắt đầu sử dụng rộng rãi bánh xe từ khoảng 3500 TCN.

Người ta đã tìm thấy trên các bức vẽ cổ của người Sume hình ảnh của những loại xe chở hàng có gắn bánh tròn bằng gỗ cưa từ thân cây.

Khoảng 2000 năm TCN, bánh xe có nan hoa lần đầu tiên được tạo ra ở bán đảo Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Các lái buôn đã truyền bá phát minh ấy đi khắp các vùng đất trên thế giới từ Trung Quốc, Ấn Độ đến châu Âu.

Sự ra đời của bánh xe đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong nghệ thuật quân sự. Người Ai Cập và Hittie cổ đại đã sử dụng rất nhiều các xe chiến mã trong những trận đánh của mình.

Thuật luyện sắt (1200 năm TCN)

14-su-kien-lam-thay-doi-lich-su-quan-su-the-gioi-mai-mai (3)

Theo các tài liệu lịch sử, đồ sắt được sử dụng rộng rãi ở Trung Đông cổ đại vào thế kỷ 12 TCN. Tuy nhiên, trước đó, từ 1400 năm TCN, người Hittite đã biết đến công nghệ rèn sắt thành thép cứng.

Việc tìm ra cách luyện sắt, thép đã thay đổi về căn bản các cuộc chiến tranh. Vũ khí rèn bằng sắt cứng hơn, sắc bén hơn và tạo ra sức sát thương lớn hơn. Trong lịch sử, sở dĩ đế quốc Hittite trở nên cường thịnh trong một thời gian ngắn là do sớm biết chế tác vũ khí bằng đồ sắt.

Với sự xuất hiện của đồ sắt, chiến tranh đã bước sang một trang mới khốc liệt hơn rất nhiều. Áo giáp sắt, kiếm sắt, mũi tên bịt sắt… đã dần thay thế các loại vũ khí bằng đồng. Những cuộc chiến cũng không chỉ đơn giản là tranh giành lãnh thổ nữa mà còn là giành giật quyền kiểm soát các mỏ sắt, mỏ kim loại.

Bê tông (200 năm TCN)

14-su-kien-lam-thay-doi-lich-su-quan-su-the-gioi-mai-mai (4)

Bê tông là một trong những niềm tự hào trong công nghệ xây dựng của người La Mã. Vào khoảng năm 200 TCN, những công trình bằng bê tông đã bắt đầu được xây dựng ở trên lãnh thổ đế quốc La Mã.

So với đá cẩm thạch, vật liệu xây dựng truyền thống, bê tông có nhiều ưu điểm hơn rõ rệt: chịu lực tốt hơn, không thấm nước, vững chãi hơn. Bê tông trở thành nguyên liệu chính cho hầu như tất cả các công trình từ cảng biển, đền thờ, nhà ở và cầu cống.

Người ta cũng dùng bê tông để gia cố cho những pháo đài, tường thành, hào lũy, lô cốt, tháp canh. Trước khi đại bác xuất hiện, những tòa thành bằng bê tông trở thành bất khả xâm phạm. Công nghệ chế tạo bê tông cũng góp phần quan trọng tạo nên một đế chế La Mã hùng mạnh ngày ấy.

Bản đồ thế giới (1569)

14-su-kien-lam-thay-doi-lich-su-quan-su-the-gioi-mai-mai (5)

Trước thế kỷ 16, các chuyến hải trình trên biển thường phải tiến hành trong những điều kiện hết sức khó khăn khi các tấm bản đồ hầu như không có độ chính xác cao.

Năm 1569, một người thợ tên là Gerardus Mercator ở Flemish (Hà Lan) đã vẽ ra một tấm bản đồ sau này được đánh giá là bản đồ thế giới hiện đại hoàn chỉnh đầu tiên. Mercator đã đưa vào bản đồ của mình những đường kinh tuyến, vĩ tuyến rất chính xác, trực quan, giúp người xem có thể nắm vững được tọa độ và vị trí của mình.

Sự ra đời của bản đồ thế giới hiện đại là một bước tiến vĩ đại trong ngành hàng hải. Dựa vào bản đồ, các đế quốc đã không ngừng gửi quân viễn chinh sang chinh phục các xứ châu Á.

Hữu Bằng (tổng hợp)

Xem thêm:

Từ Khóa: