Một số loài động vật hung dữ chúng ta khiếp sợ đã cứu sống những đứa trẻ bị lâm nguy và thậm chí còn chăm sóc những đứa trẻ này trong nhiều năm, nuôi dưỡng chúng như con mình. Sau khi được phát hiện, những đứa trẻ hoang dã này phải học lại cách hành xử như con người, nhưng mức độ kết quả khá khác biệt.

Một tiến sĩ tâm lý học giảng dạy tại Trường Y Harvard tên là Deirdre Barrett đã tổng hợp tất cả các trường hợp được biết đến về những đứa trẻ được phát hiện chung sống với động vật từ năm 1900 đến 2004 trong cuốn sách “Những tác nhân siêu thường” (Supernormal Stimuli). Bà đếm được tổng cộng có 31 đứa trẻ.

Danh sách các trường hợp động vật đã cưu mang và nuôi dưỡng những đứa trẻ con của loài người, và số lượng các đứa trẻ tương ứng:

  • Chó: 1 đứa trẻ
  • Sói: 7 đứa trẻ
  • Tinh tinh: 1 đứa trẻ
  • Khỉ: 6 đứa trẻ
  • Dã nhân: 1 đứa trẻ
  • Dê: 1 đứa trẻ
  • Gà: 1 đứa trẻ
  • Linh dương: 3 đứa trẻ
  • Đà điểu: 1 đứa trẻ
  • Gấu: 2 đứa trẻ
  • Cáo: 1 đứa trẻ
  • Báo đen: 1 đứa trẻ
  • Báo đốm: 1 đứa trẻ

edited-newguinea-dog-shutterstock_96643321-WEBONLYedited-wolves-shutterstock_141456265-WEBONLYedited-chimps-455670179edited-monkeys-shutterstock_131987447-WEBONLYedited-gorillas-78778539edited-goat-488893419edited-Chickens_eatingedited-gazelles-shutterstock_180213896-WEBONLYedited-ostrich-shutterstock_86819269-WEBONLYedited-BEAR-470492197edited-jackals-shutterstock_161865959-WEBONLYedited-PANTHER-shutterstock_117579169-WEBONLYedited-LEOPARD-shutterstock_98332025-WEBONLY

Sau đây là 6 câu chuyện đáng kinh ngạc về những đứa trẻ từng được động vật nuôi dưỡng.

1. Những bé gái được bầy sói nuôi dưỡng ở Ấn Độ

Ảnh minh họa. (Ảnh: Julia Fullerton-Batten)
Ảnh minh họa. (Ảnh: Julia Fullerton-Batten)

Năm 1920, Kamala, 8 tuổi, và Amala, 18 tháng tuổi, được phát hiện trong hang của một bầy sói ở thành phố Midnapore, Ấn Độ. Trường hợp này đã được một nhà truyền đạo Công giáo, Đức cha J. L. Singh ghi chép lại. Chính ông là người đã phát hiện ra hai bé gái này.

“Những đứa trẻ này hung dữ hơn bầy sói con. Mái tóc bù xù phủ xuống quá vai, quai hàm có hình dáng giống loài sói một cách kỳ lạ, những chiếc răng thì sắc và nhọn. Chúng không biết ăn rau, nhưng lại có thể đánh hơi mùi thịt sống ở khoảng cách xa,” tiến sĩ Abraham Sperling, giảng viên trường Đại học Thành phố New York, viết trong cuốn sách của ông “Tâm lý học cho hàng triệu người” (Psychology for the Millions), trích dẫn miêu tả của Lois Mattox Miller trên Tạp chí Khoa học (Science News).

Sau khoảng một năm tại một trại trẻ mồ côi, Amala qua đời. Khi mất, cô bé đã biểu lộ các dấu hiệu đầu tiên của cảm xúc con người. Kamala sống được thêm 8 năm nữa, và theo tiến sĩ Barrett, trong khoảng thời gian đó cô bé đã học được vài từ và cách đi thẳng. Tuy nhiên, khi vội, Kamala sẽ dùng cả 4 chi.

Tiến sĩ Sperling cho biết người bác sĩ từng chăm sóc cho Kamala và Amala nói rằng các bé gái này chỉ biết uống sữa và ăn thịt và vẫn duy trì thói quen hoạt động về đêm.

Theo tiến sĩ Barrett, ‘người mẹ sói’ đã chiến đấu ác liệt để giữ lại hai đứa trẻ giống như khi con người cố bắt con của nó. Sói mẹ đã bị bắn chết. Những con sói khác trong đàn đã trở lại ngôi làng và cất tiếng tru thống thiết.

Tiến sĩ Barrett viết: “Khi viết về Kamala và Amala, tôi tìm thấy cụm từ ‘bị giam cầm’ gần như đã trở thành cách suy nghĩ của tôi về cái chết của chúng.”

2. Đứa trẻ được bầy khỉ cưu mang sau khi mẹ đẻ bị sát hại

Khi John Ssebunya được khoảng 2 hay 3 tuổi, cậu đã phải chứng kiến cảnh cha giết mẹ rồi bỏ trốn vào rừng ở Uganda, châu Phi. Bầy khỉ đã chăm sóc Ssebunya trong khoảng một năm. Một người dân làng đã đi vào rừng sâu hơn bình thường để đốn củi, và đã rất kinh ngạc khi nhìn thấy một bé trai giữa một bầy khỉ.

(Ảnh: Julia Fullerton-Batten)
(Ảnh: Julia Fullerton-Batten)

Sau đó, cặp vợ chồng Paul và Molly Wasswa ở Anh đã nhận nuôi cậu bé, và nhà báo Euan Ferguson đã gặp cậu vào năm 1999, 10 năm sau khi cậu hòa nhập trở lại với xã hội loài người. Ferguson đã miêu tả cuộc gặp gỡ trên trong một bài viết trên tờ The Guardian nói rằng Ssebunya chỉ biết nói tiếng Swahili và cậu bị nói lắp rất nặng. Tuy có cách hành xử khá khác lạ, tránh tiếp xúc bằng mắt và trả lời cụt lủn, nhưng những câu trả lời của cậu bé cho thấy cậu có khả năng suy nghĩ và có vốn hiểu biết nhất định.

Lấy ví dụ, khi Ferguson hỏi về việc cậu bị những đứa trẻ khác đối xử bất công sau khi được giải cứu, Ssebunya đã trả lời thông qua một người phiên dịch rằng: “Họ chỉ hiếu kỳ thôi. Cháu không thật sự nghĩ xấu về họ vì điều này. Cháu khá khác biệt.” Cậu bé có thể mơ hồ nhớ lại cảnh tượng bầy khỉ dè dặt tiếp cận cậu sau khi cậu ở trong rừng một mình được vài ngày. Cậu nhớ lại sự bất tiện khi ngủ trên cây, và cách bầy khỉ dạy cậu đi cùng chúng để tìm kiếm thức ăn.

Theo tiến sĩ Barrett, những con khỉ đã ném đá và gậy vào những người dân làng khi họ cố gắng mang Ssebunya đi. Bà viết:

“Khi những đứa trẻ được phát hiện chung sống với động vật, bố mẹ nuôi của chúng sẽ sẵn sàng chiến đấu rất ác liệt để ngăn không cho người ta đem con của chúng đi.”

3. Đứa trẻ được đà điểu nuôi dưỡng ở Bắc Phi?

Sidi Mohamed được tìm thấy vào năm 1945 ở Bắc Phi khi 15 tuổi. Cậu nói với nhà nhân chủng học Jean-Claud Armen rằng cậu đã sống với đà điểu từ lúc 5 tuổi. Ông Armen đã được nhắc đến trên tạp chí Notes Africaines, ấn bản ngày 26/4/1945. Câu chuyện này được đề cập đến trong cuốn sách Các hiện tượng không thể giải thích: Cẩm nang đặc biệt (Unexplained Phenomena: A Rough Guide Special), đồng tác giả với Bob Richard, nhà sáng lập tạp chí chuyên về các hiện tượng siêu thường Fortean Times của Anh.

Cậu bé nói với Armen rằng lúc 5 tuổi cậu tìm thấy một ổ đà điểu và bầy đà điểu đã dần trở nên quen thuộc với cậu. Cậu đã ở lại đó, ăn cỏ với chúng và học cách chạy với tốc độ cao, rồi ngủ dưới sải cánh của chúng vào ban đêm. Cậu đã được những người thợ săn phát hiện và trao trả cho bố mẹ cậu, nhưng cậu luôn luôn mong muốn được sống với bầy đà điểu. Tính xác thực của câu chuyện này dường như phụ thuộc vào sự trung thực của cậu bé, vì không rõ ông Armen đã làm thêm các nghiên cứu để kiểm chứng các dữ kiện này hay chưa.

4. Cậu bé gà ở Fiji

(Ảnh: Julia Fullerton-Batten)
(Ảnh: Julia Fullerton-Batten)

Khác với các câu chuyện trên, cậu bé Sujit Kumar không thật sự được động vật nhận nuôi. Cậu bị nhốt chung chuồng với động vật quá lâu đến nỗi đã trở thành giống như chúng. Trong vài năm, cậu phải trải qua nhiều thời gian với lũ gà trong chuồng hơn là với con người, và họ chỉ đơn giản là đến để cho cậu ăn và dùng vòi phun nước từ trên xuống để tắm cho cậu.

Một người anh em họ của Kumar  nói với Elizabeth Clayton rằng khi còn là một đứa trẻ, mẹ của Kumar đã tự tử còn cha thì bị giết chết. Cậu bé có vẻ như đã xuất hiện triệu chứng rối loạn tâm thần khi ông bà đến đón, và họ đã phải nhốt Kumar trong một cái chuồng gà vì họ không thể nào quản lý được cậu.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC vào năm 2011, Elizabeth Clayton, một nữ doanh nhân người Úc, đã kể lại việc bà gặp Kumar ở Fiji và đi đến quyết định chăm sóc cậu bé như thế nào. Lúc phỏng vấn cậu đã là một người trưởng thành. Kumar được tìm thấy vào năm 1984 khi được 12 tuổi, và đã bị nhốt trong một viện tâm thần trong hơn 20 năm, và cũng lại không có nhiều giao tiếp với con người. Cậu vẫn ăn giống như gà và sẽ tấn công người khác bằng cách mổ vào họ.

Vào thời điểm phỏng vấn, cậu đã hơn 30 tuổi và vẫn kêu cục cục khi giao tiếp. Bà Clayton đang cố gắng giúp cậu giao tiếp, vì bà nghĩ rằng đây sẽ là chìa khóa để tìm một người chăm sóc khác cho cậu sau khi bà qua đời. Bà đã hơn 60 tuổi, còn Kumar mới ở độ tuổi 30, nên bà phải suy tính cho tương lai. Bà nói rằng mọi người có thể sẽ cảm thấy ái ngại nếu phải chăm sóc cậu khi cậu vẫn không thể giao tiếp.

Xem phim tài liệu về cậu bé gà ở Fiji:

5. Cậu bé Nam Phi được bầy khỉ nhận nuôi

Saturday Mthiyane được bầy khỉ nhận nuôi sau bị mẹ bỏ rơi ở Nam Phi. Cậu đã ở chung với bầy khỉ trong một năm và được tìm thấy lúc 5 tuổi. Vì được phát hiện vào ngày thứ 7, nên cậu bé được đặt tên là Saturday Mthiyane. Mthiyane được đưa vào trại trẻ mồ côi, nhưng sau một năm chạy nhảy, leo trèo với bầy khỉ bằng 4 chi, phải đến 15 tuổi cậu mới có thể học lại cách đi thẳng.

Theo một tờ báo địa phương, thậm chí sau 10 năm được giải cứu, cậu bé vẫn không thể nói được. Cậu không ăn đồ ăn nấu chín. Câu chuyện của Mthiyane được thuật lại ngắn gọn trong cuốn sách “Sự phát triển của trẻ con và trẻ vị thành niên: Một phương pháp tích hợp” (Child & Adolescent Development: An Integrated Approach) của David F. Bjorklund, giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học Florida Atlantic; và Carlos Hernandez Blasi, giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học Jaume I, thành phố Castellón, Tây Ban Nha.

6. Cậu bé được bầy sói nuôi dưỡng ở Trung Á

đứa trẻ
(Ảnh: Julia Fullerton-Batten)

Năm 1962, các nhà địa chất học đã phát hiện thấy Djuma đang chạy cùng một bầy sói tại một vùng sa mạc ở Trung Á. Họ bắt được cậu bằng một tấm lưới, nhưng tất nhiên chỉ sau một cuộc chạm trán với bầy đàn của cậu và sau đó tất cả các con sói đã bị giết chết. Cậu bé này khoảng 7 tuổi, và đã sống 30 năm tiếp theo trong một bệnh viện ở Turkmenistan (theo Adriana S. Benzaquén viết trong cuốn sách của ông có tựa đề “Những cuộc chạm trán với những đứa trẻ hoang dã” (Encounters With Wild Children), được Đại học McGill xuất bản).

Cậu bắt đầu học nói sau đó 4 năm. Cậu nói với các nhà nghiên cứu rằng cậu từng cưỡi trên lưng của sói mẹ khi nó đi săn mồi cho tới khi cậu học được cách chạy cùng bầy sói bằng cả bốn chi.

Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: