Tắc kè hoa đổi màu theo những cách thức kỳ dị khi chúng tương tác với những con tắc kè hoa khác và điều này chắc hẳn phải có một lý do đằng sau.

Ngụy trang là một lý do khiến loài tắc kè hoa đổi màu. Tuy nhiên đây không phải là lý do duy nhất. (Ảnh: Internet)Ngụy trang là một lý do khiến loài tắc kè hoa đổi màu. Tuy nhiên đây không phải là lý do duy nhất. (Ảnh: Internet)

Là loài động vật bản địa ở hai quốc gia vùng Trung Đông là Ả-rập Xê-út và Yemen, loài Tắc kè hoa đeo mạng sẽ đổi màu khi truyền phát các loại thông tin khác nhau trong các tương tác xã hội quan trọng.

Khi các con tắc kè hoa đực thách đấu lẫn nhau để tranh giành lãnh thổ hay một con cái, màu của chúng sẽ trở nên sáng hơn và có cường độ mạnh hơn rất nhiều.

This male chameleon changed color, from green to yellow. Its red markings also became more vibrant. Credit: Michel Milinkovitch Một con tắc kè hoa đực đổi màu từ xanh lục sang vàng. Các vết đốm màu đỏ trên cơ thể cũng trở nên rực rỡ hơn. (Ảnh: Michel Milinkovitch)Một con tắc kè hoa đực đổi màu từ xanh lục sang vàng. Các vết đốm màu đỏ trên cơ thể cũng trở nên rực rỡ hơn. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Michel Milinkovitch)

Khi trở nên hung hăng, những con đực nào thấy xuất hiện các vệt sọc sáng hơn có nhiều khả năng hơn sẽ tấn công đối thủ, và những con có màu sắc sáng hơn trên đầu có nhiều khả năng sẽ giành phần thắng trong cuộc đấu.

Ngoài ra, tốc độ thay đổi màu sắc ở phần đầu là một dấu hiệu quan trọng cho thấy con tắc kè nào sẽ giành phần thắng.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng [màu sắc của] các vệt sọc trên thân các con tắc kè hoa, vốn sẽ hiện lên rõ ràng nhất khi chúng đứng bên cạnh đối thủ của mình, sẽ giúp dự đoán khả năng một con tắc kè hoa sẽ có hành động tấn công thật sự theo sau đó”, Russell Ligon, một nghiên cứu sinh tại Trường Khoa học Đời sống trực thuộc Đại học Arizona State (Mỹ).

Two male chameleons faceoff as the researchers watch their every colorful move. Photo by Megan Best Hai con tắc kè hoa đối đầu trực diện khi các nhà nghiên cứu quan sát quá trình biến đổi màu sắc và từng cử động nhỏ nhất của chúng. (Ảnh: Megan Best/Smithsonian Mag)Hai con tắc kè hoa đối đầu trực diện khi các nhà nghiên cứu quan sát quá trình biến đổi màu sắc và từng cử động nhỏ nhất của chúng. (Ảnh: Megan Best/Smithsonian Mag)

“Ngoài ra, màu sắc ở phần đầu — cụ thể là độ sáng và tốc độ đổi màu — sẽ giúp dự đoán con tắc kè nào sẽ giành phần thắng”.

Để ý thấy màu sắc ở phần đầu của con tắc kè hoa bên phải có vẻ sáng hơn. Con bên phải dường như cũng là con đang chiếm ưu thế. (Ảnh: Internet)Để ý thấy màu sắc ở phần đầu của con tắc kè hoa bên phải có vẻ sáng hơn. Con bên phải dường như cũng là con đang chiếm ưu thế. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu khoảng cách, độ sáng tối đa và tốc độ đổi màu của 28 mảng màu khác nhau dọc cơ thể của những con tắc kè.

Trong trạng thái thư giãn, màu sắc của tắc kè hoa biến đổi từ nâu sang xanh lục, với một chút phớt vàng, nhưng mỗi con tắc kè hoa sẽ có các vết đốm đặc thù.

Trong một cuộc chiến, các con tắc kè sẽ xuất hiện màu vàng tươi, màu da cam, màu xanh lục và màu ngọc lam. Điều thú vị là, khi các con tắc kè hoa hiển thị các vệt sọc của chúng từ một khoảng cách nhất định, theo sau bởi một hành động đối đầu trực diện trước trận đánh, các tín hiệu màu sắc quan trọng trên các phần sọc của cơ thể và phần đầu sẽ được làm nổi bật.

“Bằng cách sử dụng các tín hiệu màu sắc sáng đồng thời thay đổi đáng kể ngoại hình của chúng, cơ thể các con tắc kè hoa sẽ trở nên gần như giống với một tấm biển quảng cáo — người chiến thắng cuộc đấu thường sẽ được quyết định trước khi chúng có các tương tác vật lý thật sự”, anh Ligon nói.

“Người chiến thắng là người khiến đối thủ phải rút lui. Trong khi thỉnh thoảng chúng tham gia vào một trận đánh thật sự, những cuộc ẩu đả này thường kéo dài không lâu — khoảng 5 đến 15 giây. Trong hầu hết các trường hợp, màu sắc hiển thị của chúng sẽ kết thúc cuộc chiến ngay cả trước khi chúng bắt đầu”.

Video thí nghiệm cuộc đối đầu trực diện giữa hai con tắc kè hoa đực:

Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: