Một kiến tạo địa chất khổng lồ giữa Sa mạc Sahara ở Mauritanie, như trong ảnh chụp vệ tinh bên dưới, trải dài một đường kính khoảng 50 km.

(Ảnh: Message to eagle)
Tại sao cấu trúc Richat (hay còn gọi là con mắt Sahara) lại có hình dạng tròn trịa gần như hoàn hảo đến vậy? Đây vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải. (Ảnh: Message to eagle)

Nó được gọi là Cấu trúc Richat (hay còn gọi là con mắt Sahara) và đã là một điểm mốc quen thuộc ngay từ những dự án thám hiểm không gian đầu tiên.

Đây là một trong những tạo hình bằng đá đặc thù nhất trên Trái Đất và nó được các trạm không gian ‘yêu mến’ gọi là ‘con mắt bò’ (bull’s eye).

Cấu trúc này, vốn có thể được quan sát rõ từ không gian, tọa lạc ở giữa vùng Tiris Zemmour và Adrar (ở khu vực phía bắc nhất của Cộng hòa Hồi giáo Mauritania) và được bao phủ bởi những triền cát đơn điệu của sa mạc trải dài hàng nghìn kilomet

Earth’s Richat Structure. Image Credit: NASA/GSFC/METI/Japan Space Systems, and U.S./Japan ASTER Science Team Nhìn từ xa, cấu trúc Richat trông giống một nhãn cầu khổng lồ in dấu trên những triền cát đơn điệu của sa mạc Sahara. (Ảnh: NASA/GSFC/METI/Japan Space Systems, and U.S./Japan ASTER Science Team)
Nhìn từ xa, cấu trúc Richat trông giống một nhãn cầu khổng lồ in dấu trên những triền cát đơn điệu của sa mạc Sahara. (Ảnh: NASA/GSFC/METI/Japan Space Systems, and U.S./Japan ASTER Science Team)
Từ góc nhìn này, cấu trúc Richat trông càng giống một con mắt hơn. (Ảnh: Internet)
Từ góc nhìn này, cấu trúc Richat trông càng giống một con mắt hơn. (Ảnh: Internet)

Trước đây người ta cho rằng ‘con mắt’ này là kết quả của một hố va chạm thiên thạch (hố va chạm được tạo ra khi một thiên thạch va chạm với bề mặt Trái Đất), tuy nhiên tình trạng thiếu vắng các loại đá biến chất va chạm (thiên thạch va chạm với Trái Đất, tạo ra một nhiệt lượng và áp suất cực đại làm biến đổi thành phần cấu tạo của đá) lại cho thấy một kịch bản khác biệt.

Giả thuyết cho rằng Cấu trúc Richat được hình thành bởi một vụ phun trào núi lửa dường như cũng không thể đứng vững do thiếu vắng sự tồn tại của một vòm đá lửa hay đá núi lửa.

Thay vào đó, hiện nay nhiều người cho rằng loại đá trầm tích sắp thành từng lớp trên bề mặt của cấu trúc Richat đã được hình thành nhờ một vòm đá nóng chảy phun trào lên, và một khi lên đến bề mặt nó sẽ được nước và gió ‘uốn nắn’ lại để tạo thành kiệt tác thiên nhiên hùng vĩ nhưng chúng ta thấy được ngày nay.

Vậy nên điều chúng ta nhìn thấy ngày nay là bốn lằn gợn trên cát với các thung lũng xen kẽ chứa các loại đá có độ cứng thấp hơn. Có bốn vòng tạo thành từ các cấu trúc đá khác nhau.

Tuy nhiên tại sao cấu trúc Richat có hình tròn gần như hoàn hảo, đây vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải.

Cùng theo dõi thêm một số hình ảnh tuyệt đẹp về “Con mắt của Sahara”:

con mat sahara cau truc richat 1

con mat sahara cau truc richat 2

Từ góc nhìn này, cấu trúc Richat trông càng giống một con mắt hơn. (Ảnh: Internet)

con mat sahara cau truc richat 4

con mat sahara cau truc richat 5

con mat sahara cau truc richat 6

con mat sahara cau truc richat 7

bí ẩn

Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: