Đằng sau mỗi cụm từ, thành ngữ của bất kỳ dân tộc nào cũng là cả một câu chuyện và được tóm lược lại trong vài từ ngắn ngủi. Chúng ta thử tìm hiểu câu chuyện thú vị của mười câu thành ngữ nổi tiếng trong tiếng Anh nhé.

Turn blind eye

Nó có nghĩa là “nhắm mắt làm ngơ” để ám chỉ rằng một người biết rất rõ sự thật nhưng lại làm như không có sự thật đó tồn tại.

Ví dụ:

Many people turn a blind eye to the crime.

Rất nhiều người nhắm mắt làm ngơ trước tội ác.

Thành ngữ này gắn liền với một câu chuyện lịch sử của người anh hùng huyền thoại hải quân Anh – Horatio Nelson. Trong trận Copenhagen năm 1801, đội tàu của Nelson đã bị tấn công bởi một đội tàu lớn của liên quân Đan Mạch – Na Uy. Khi một viên tướng cao cấp của ông báo cáo và nhất quyết cho rằng cần phải rút lui nhưng Nelso đeo cái ống nhòm bên mắt bị kém của ông và tuyên bố rất quả quyết rằng: “Tôi chả thấy dấu hiệu nào như thế cả”. Kết quả là ông có một trận chiến thắng lợi. Một số sử gia không thừa nhận câu chuyện trên và cho rằng nó chỉ là một huyền thoại nhưng câu thành ngữ “turn blind eye” – “nhắm mắt làm ngơ” chính là có xuất phát từ câu chuyện này.

White elephant

Voi trắng – dùng để chỉ một thứ gì đó rất đắt đỏ nhưng không có giá trị sử dụng gì, được coi là một gánh nặng.

Ví dụ:

At first, Eve was excited to inherit the farm, but it soon proved to be a white elephant so she couldn’t afford.

Lúc đầu, Eve rất hào hứng được thừa kế trang trại, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một gánh nặng nên cô ấy không thể đủ tiền để duy trì nó.

Trong văn hóa của người Thái Lan, voi trắng là biểu tượng linh thiêng. Con vật này còn được gắn trên quốc kỳ của Thái Lan cho tới năm 1917 nhưng chúng cũng là một hình phạt rất tinh tế. Theo truyền thuyết, nếu một đầy tớ hoặc một đối thủ nào đó làm cho vua Xiêm giận, thì kẻ không may mắn đó sẽ được ban tặng một con voi trắng. Mặc dù là một phần thưởng, nhưng sinh vật này lại vô cùng tốn kém để nuôi nấng và chăm sóc và khiến người nuôi sẽ sớm bị phá sản hoặc lâm vào tình trạng khốn đốn.  Mặc dù truyền thuyết này không chắc chắn là có thật, nhưng ý nghĩa của cụm từ  “ white elephant” này có nguồn gốc từ đó và dùng để chỉ một món đồ rất mắc tiền mà không được tích sự gì.

Crocodile tears

Nước mắt cá sấu cụm từ này dùng để miêu tả sự phô trương nỗi buồn giả tạo.

Ví dụ:

Jessica shed crocodile tears over the expulsion of her rival, Jacob.

Jessica giả vờ rơi nước mắt cho đối thủ của cô, Jacob.

Câu thành ngữ này thực sự bắt nguồn từ một niềm tin có từ thời Trung Cổ rằng cá sấu đã khóc khi chúng ăn những con mồi chúng săn được. Câu chuyện này xuất hiện trở lại  trong một cuốn sách từ thế kỷ 14 có tên “Những chuyến phiêu lưu của Ngài John Mandeville.” Nó kể về chuyến đi tới những miền hoang dã ở châu Á của một hiệp sĩ dũng cảm. Trong rất nhiều câu chuyện có bao gồm một đoạn mô tả về cá sấu với ghi chú rằng: “Những con cá sấu này giết, ăn và khóc, chúng không có lưỡi”. Mặc dù sự thật có thể không chính xác, nhưng những con bò sát khóc lóc này đã được tìm thấy trong các tác phẩm của Shakespeare. Vì vậy cụm từ “nước mắt cá sấu”  trở thành một thành ngữ được dùng tới ngày nay.

Diehard

Mặc dù thành ngữ này để chỉ những kẻ ngoan cố bảo thủ tới cùng với chính kiến của mình nhưng trong quá khứ nó có rất nhiều nghĩa khác nhau. Vào những năm 1700, nó được dùng để miêu tả những người bị kết án treo cổ mà mãi không chết. Cụm từ này sau đó đã trở nên phổ biến hơn sau một trận chiến Albulera năm 1811 (trong các cuộc chinh phạt của Napoleon). Trong lúc chiến đấu, người ta cho rằng một viên tướng người Anh đã bị thương tên là William Inglis đã thúc đẩy tinh thần đơn vị chiến đấu của mình bằng cách hô lớn lên rằng “Hãy đứng vững trên đất của anh em và chết thật ngoan cường. Hãy làm cho kẻ thù của mình phải trả một cái giá đắt đỏ cho mỗi chúng ta.” Trong trận chiến này, quân của Inglis đã thương vong 75%, và họ đã được đặt với biệt danh  “the Die Hards.” – “những người ngoan cường.”

Rest on laurels

Nghỉ ngơi trên những vòng nguyệt quế – câu này nghĩa tiếng Việt có thể hiểu là “ngủ quên trên chiến thắng”.

Ví dụ:

Just because you’ve got your degree doesn’t mean you can rest on your laurels.

 Chỉ vì bạn đã có bằng cấp không có nghĩa là bạn có thể ngủ quên trên chiến thắng.

Trước kia, chiếc vòng nguyệt quế gắn liền với chiến thắng trong các môn thể thao thời Hy Lạp cổ đại và cũng là biểu tượng của thần Apolo – một vị thần âm nhạc, thi ca và những lời tiên tri. Thần Apolo được miêu tả là mang trên đầu vương miện là chiếc vòng nguyệt quế, và cuối cùng nó trở thành biểu tượng của địa vị và chiến thắng. Những vận động viên dành chiến thắng trong các thế vận hội thời cổ đại đều nhận được vòng hoa này. Người La Mã kế thừa nó và tặng vòng nguyệt quế cho những tướng lĩnh thắng trận. Nhưng từ năm 180, cụm từ “rest on laurels”  được dùng để mô tả những người quá hài hài lòng với thành công trong quá khứ mà không chịu tiếp tục phấn đấu.

Read the riot act

Khi bố mẹ la mắng lũ trẻ thường sẽ nói  “read the riod act. Nghĩa đen là hãy đọc lại những hành vi gây rối, nhưng nó có nghĩa là hãy thôi trò nghịch ngợm ngay đi và sẽ bị trừng phạt.

Ví dụ:

He’d put up with a lot of bad behaviour from his son and thought it was time to read him the riot act.

Anh ấy đã chịu đựng quá nhiều những hành vi tội tệ của con trai anh ta và nghĩ rằng đã đến lúc phải trừng phạt cậu ấy rồi.

Vào năm 1715, đạo luật Riod của Anh được ban hành và cho phép chính phủ có quyền dán nhãn vào bất kỳ một nhóm nào có từ 12 người trở lên là những kẻ gây rối có hại cho sự yên bình. Trong trường hợp này, một viên chức sẽ đọc to một vài điều khoản trong đạo luật và yêu cầu mọi người giải tán và về nhà. Bất kỳ ai không nghe, không thưc hiện thì sẽ bị bắt giam và bị cưỡng chế đem đi.

Paint the town red

Cụm từ này dùng để chỉ sự nhậu nhẹt quậy phá om sòm.

Ví dụ:

Whenever they go to New York they want to paint the town red.

Lần nào tới New York họ cũng muốn say xin và quậy phá.

Năm 1837, Marquis của nhà Waterford – một nhà quý tộc nổi tiếng và cũng là một người rất nghịch ngợm đã dẫn một nhóm bạn trong một đêm nọ tới thị trấn Melton Mowbray của Anh. Cuộc nhậu đã lên tới đỉnh điểm khi Waterford và nhóm bạn đã quậy phá và đập vỡ những chậu hoa và phá vỡ cửa của tòa nhà thị trấn. Đế kết thúc, nhóm này đã sơn một số cầu thang, cửa và bức tượng thiên nga bằng màu đỏ. Marquis và nhóm bạn sau đó cũng bồi thường cho thị trấn Melton nhưng cuộc phá phách của họ đã là lý do để câu thành ngữ “pain the town red” – “nhuộm đỏ cả thị trấn” trở thành phổ biến để miêu tả sự om sòm phá phách.

Running amok

Thành ngữ này được dùng để mô tả hành vi loạn lạc, mất kiểm soát.

Ví dụ:

There were 50 little kids running amok at the snack bar.

Có 50 đứa trẻ chạy như phát cuồng tới quầy bim bim.

Nó được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ 18, 19 khi những du khách từ châu Âu tới Malaysia. Họ đã chứng kiến một hiện tượng tinh thần điên loạn khiến các bộ lạc đang bình thường bỗng trở nên tàn nhẫn và giết chóc bừa bãi. AMOK – có nguồn gốc từ từ “Amuco” có nghĩa là một nhóm các chiên binh Java và Malay – những người được biết đến với thiên hướng bạo lực tàn nhẫn và mất kiểm soát. Running amok có nghĩa là trốn khỏi nhà, giết những người nào làm tổn thương Amok và cản trở bất kể công việc nào của họ. Nó được cho là kết quả  sự chiếm hữu của ma quỷ và ngày nay nó được dùng để diễn tả một hiện tượng tâm thần.

By and large

Thành ngữ này có nghĩa là: nói chung là, nhìn chung là.

Ví dụ:

There are a few small things that I don’t like about my job, but by and large it’s very enjoyable.

Có một vài điều nho nhỏ trong công việc mà tôi không thích lắm, nhưng nhìn chung là nó rất thú vị.

Thành ngữ này có nguồn gốc hết sức thú vị. Ở thế kỷ 16, từ “large” –“rộng lớn” có nghĩa là một con thuyền đang ra khơi trong gió trong điều kiện rất thuận lợi. Ngày nay các thủy thủ thường dùng nó với nghĩa là “mọi thứ đã được cân nhắc” hoặc là phần lớn đã được cân nhắc.

Thuần Thanh tổng hợp

Xem thêm