Trên internet thường hay lan truyền thông tin về những tiểu thư, thiếu gia con nhà đại gia chơi ngông và chi tiền như nước. Hãy xem những người giàu có thế hệ thứ hai Nhật Bản, tại sao họ không phô trương sự giàu có của mình.

Nếu bạn hỏi người Nhật: “Con của Masayoshi Son là ai”, 1 vạn người không ai có thể biết câu trả lời. Nếu bạn lên mạng để tìm kiếm về con trai của Tadashi Yanai, ước tính cùng lắm chỉ tìm thấy hai điều. Hai doanh nhân này luân lưu làm người giàu nhất Nhật Bản, ông Masayoshi Son 56 tuổi, là người sáng lập Softbank, khởi nghiệp từ kinh doanh phần mềm, truyền thông di động và đầu tư thông minh, tổng tài sản ước tính 1870 tỷ yên (khoảng 15,8 tỷ USD); Tadashi Yanai 65 tuổi, là người sáng lập Uniqlo, dựa vào bán quần áo đơn giản đi lên thành người giàu nhất trong các bảng xếp hạng, tổng tài sản ước tính 1820 tỷ yên (khoảng 15,3 tỷ USD). Tuy nhiên, rất ít người thực sự biết được con của họ đang làm gì.

Trên mạng Yahoo Nhật Bản, tôi đã tra cứu các thông tin, có tin là ông Son có 2 con gái, nhưng không thể tìm thấy bức ảnh chụp hay tên của họ. Tin tức về chủ tịch Yanai có 4 người con. Con trai cả Yanai Ichi Umi (39 tuổi) sau khi tốt nghiệp đại học làm việc tại Goldman Sachs, một vài năm trước mới vào Uniqlo, làm giám đốc trong một công ty con. Con trai thứ Yanai Koji (36 tuổi) sau khi tốt nghiệp đại học làm việc ở tập đoàn Mitsubishi, 2 năm trước vào công ty Uniqlo phụ trách quan hệ công chúng.

Chủ tịch Softbank Masayoshi Son

Tối nay biên tập viên của tạp chí kinh tế Nhật Bản “Toyo Keizai”, ông Sen nói về hiện tượng trên, theo đó ông cho biết: Lý do rất đơn giản, cho dù Softbank hay Uniqlo sở dĩ thành công, ngoại trừ nhờ Son và Yanai có phương pháp kinh doanh, còn có sự hỗ trợ của các ngân hàng, sự cống hiến của các cổ đông, nhân viên chăm chỉ làm việc, trợ giúp của khách hàng và các yếu tố tổng hợp khác.

Bởi vậy, mặc dù Son và Yanai là người sáng lập và điều hành hai công ty nhưng không phải là người có công lao duy nhất cho sự thành công của công ty. Nói cách khác, công ty không phải là “vật dụng cá nhân” mà là “mọi người cùng sở hữu”. Softbank và Uniqlo có được ngày hôm nay là kết quả của sự nỗ lực chung của mọi người, nếu bạn bắt nó là “tư nhân hóa”, coi như là “công ty gia đình” thì kết quả liền nhận được là “chúng phản thân ly”. Cho nên, thành viên gia đình của hai công ty này, là tuyệt đối không thể đánh đồng với công ty hoặc rêu rao quá ầm ĩ.

Chủ tịch Softbank Masayoshi Son (Ảnh: Internet)
Chủ tịch Softbank Masayoshi Son (Ảnh: Internet)

Mặt khác, dù thu nhập cá nhân hàng năm của Son đạt mức 10 tỷ yên (khoảng 182 tỷ đồng), thuế thu nhập cá nhân hàng năm cũng đạt gần 4 tỷ yên, bất luận là đối với công ty hay xã hội, ông đều là người có công lao. Tuy nhiên, nếu công khai con gái của mình, sẽ mang đến hai vấn đề lớn: thứ nhất, hành vi của con gái không cẩn thận hoặc cá nhân gây scandal, sẽ có tác động tiêu cực trực tiếp đến người cha của mình, làm tổn hại hình ảnh và danh tiếng của cha, thậm chí ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty; thứ hai, nếu con nhà giàu công khai, nó sẽ trở thành “địch thủ của xã hội”, bởi vì nó công khai sự giàu có không phải do chính nó tạo ra, mà là ở người cha tài phú của mình, xét trên nhân phẩm đạo đức mà nói thì là thuộc loại “thấp nhất”, chính là công tử bột hoặc thiên kim tiểu thư.

Chủ tịch Toyota Motor Corporation Akio Toyoda

Nếu bạn để cho con cái tiếp quản công ty, ở Nhật Bản thì đó hoàn toàn là quá trình khổ luyện thành tài. Trong số đó, phải kể đến Chủ tịch Toyota Motor Corporation, ông Toyoda Akio.

Toyoda Akio là cháu nội của người sáng lập Toyota ông Toyoda Kiichiro, học luật tại Đại học Keio (Nhật Bản), nhận bằng MBA của Đại học Babson ở Boston (Mỹ), rồi đến New York làm tư vấn đầu tư trong ngân hàng trong 2 năm, học hỏi từ các công ty Mỹ, hình thức hoạt động tư bản của Mỹ. Năm 1984, 27 tuổi ông gia nhập Toyota Motor Corporation, đến cuối cùng ở tuổi 52 tiếp nhận vị trí chủ tịch công ty, đây là một chặng đường dài suốt 25 năm. Trong 25 năm ở Toyota ông đã làm nên những gì? Trước khi vào công ty, cha nói với ông: “Từ bây giờ, con chỉ là một nhân viên công ty bình thường, con sẽ không có bất kỳ đối đãi đặc biệt nào cả.” Vì vậy, Toyoda cũng như các sinh viên tốt nghiệp đại học khác, nộp sơ yếu lý lịch cho bộ phận nhân sự của công ty (tất nhiên trên sơ yếu lý lịch cố tình bỏ qua yếu tố gia đình), rồi mới trải qua phỏng vấn của bộ phận nhân sự, thi viết, cuối cùng được tuyển chọn, ông được phân công đến một thành phố chỉ có một cửa hàng với năm nhân viên, làm nhân viên bán xe trong 3 năm. Cửa hàng trưởng không biết danh tính thực sự của ông, chỉ là thấy ông vẫn duy trì các kỷ lục doanh số bán xe.

Ba năm bán xe ô tô, Toyoda biết khách hàng muốn những loại xe gì, xe Toyota nào không phù hợp với thị yếu người tiêu dùng. Sau đó ông được điều chuyển đến nhà máy ở Shizuoka, đảm nhiệm vị trí tổ trưởng, học lắp ráp ô tô. Kết quả trong năm thứ ba, phạm phải sai lầm, bị miễn nhiệm chức tổ trưởng thành nhân viên bình thường. Nhưng mà ông thực sự cố gắng, cuối cùng thăng lên vị trí Phó giám đốc nhà máy. Từ đó, ông được điều đến Mỹ làm quản lý bán hàng, tìm hiểu làm thế nào để bán xe ô tô ở Mỹ, mở rộng thị trường đến Hoa Kỳ.

Ông làm việc cho đến khi lên vị trí Giám đốc điều hành Toyota Sales Mỹ, sau đó được chuyển về trụ sở công ty Toyota, tham gia vào quản lý sản xuất, sau đó chịu trách nhiệm về toàn bộ doanh số bán hàng của công ty. Toyoda được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị năm 2000, tiến nhập vào công ty sau 16 năm, làm Phó tổng giám đốc vào năm 2005 sau gần 20 năm, chính thức làm Tổng giám đốc vào năm 2009, khi ở tuổi 52.

Một năm trên cương vị Tổng giám đốc, Toyoda phải đối mặt với khủng hoảng thu hồi xe, bị điều trần trước Quốc hội Mỹ và dư luận Mỹ đánh bại, lần đầu tiên ông cảm thấy áp lực cực lớn đè nặng lên mình, nhưng nhờ sự xin lỗi sâu sắc và cam kết chịu trách nhiệm, cuối cùng cũng giúp Toyota vượt qua đại nạn tại Hoa Kỳ.

Toyoda bình thường rất giản dị. Thỉnh thoảng ông mời các phóng viên đến ăn, mà thường ở nhà hàng rất bình dân, một ly bia, một vài xiên thịt gà nướng, cuộc sống bình thường rất thanh bạch, không phô trương, sở thích duy nhất là đua xe.

Gần đây, các trường đại học Nhật Bản bỏ phiếu bình chọn “Nhà quản lý xuất sắc nhất năm 2014”, đứng đầu là Masayoshi Son, thứ hai là Akio Toyoda, thứ ba là Tadashi Yanai.

Theo NTDTV
Huy Bùi biên dịch

Xem thêm: