Hoa Ưu Đàm gần đây tiếp tục khai nở khắp Việt Nam. Loài hoa này đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng lần đầu tiên được báo chí nhắc đến khi khai nở ở đền Tràng Kênh, Hải Phòng vào ngày 3/5/2012.

Loài hoa lạ này có thể mọc trên thép, sắt, đá, gỗ, xi măng, thủy tinh…, trong những điều kiện khắc nghiệt nhất như không có đất, ánh sáng hay nước. Những bông hoa tuy nhỏ bé, mong manh nhưng lại có thời gian tồn tại rất lâu, vài tháng đến một năm cũng không tàn.

Tuy báo chí đăng rất nhiều bài và hình ảnh về loài hoa này, nhưng có nhiều người không tin lắm, cho rằng đó chỉ là trứng côn trùng, vậy thực hư ra sao?

Dưới đây là một vài cách để có thể xác định là trứng côn trùng hay hoa Ưu Đàm:

Quan sát bằng kính hiển vi

Việc quan sát hoa Ưu Đàm rất khó, vì hoa nhỏ li ti, để quan sát rõ phải nhìn qua kính hiển vi.

Hoa Ưu Đàm khi được quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy cánh và nhị hoa, còn trứng côn trùng thì không có.

Dưới kính hiển vi, cánh và nhị của loài hoa Ưu đàm có thể được trông thấy rõ ràng
Dưới kính hiển vi, cánh và nhị của loài hoa Ưu đàm có thể được trông thấy rõ ràng. (Ảnh: chanhkien)
Dưới kính hiển vi, trứng côn trùng hình bầu dục không có cánh hay cấu trúc nhị hoa
Dưới kính hiển vi, trứng côn trùng hình bầu dục không có cánh hay cấu trúc nhị hoa (Ảnh: chanhkien)
Đế hoa Ưu Đàm trong suốt như pha lê khi được nhìn bằng kính hiển vi. (Ảnh: kienthuc)

Quan sát kỹ

Nếu không có kính hiển vi, việc quan sát sẽ khó khăn hơn do hoa Ưu Đàm rất nhỏ, nhưng nếu kiên nhẫn hơn một chút cũng có thể nhận biết được.

Trứng của họ côn trùng màu xanh lá cây sáng, hình elip nguyên vẹn, vững chắc và khép kín; đôi khi chúng có màu hồng, trắng.

Trên thế giới, có đến 2000 loài này, trứng thường được đẻ trên lá, thân cây. Tùy thuộc vào nhiệt độ, trứng sẽ nở sau từ 3 – 15 ngày. Khi khi côn trùng nở ra, trứng hiện lên một màu trắng, có mùi tanh.

Sau 3 – 15 ngày phần đầu của trứng sẽ nứt và khô héo dần khi côn trùng chui ra
Sau 3 – 15 ngày phần đầu của trứng sẽ nứt và khô héo dần khi côn trùng chui ra

Sau khi trứng nở 1 thời gian:

Screen Shot 2015-05-16 at 7.05.27 AM

Khác với trứng côn trùng, hoa Ưu Đàm có thể nở ở bất kỳ nơi nào như trên kim cương, sắt, thép, bê tông, đá, gỗ, nhựa, vải, lá cây… Hoa có màu trắng tinh khiết, thân trong suốt, một số người có thể nhìn thấy vòng hào quang quanh hoa. Khi hoa nở có hình dạng chuông và tỏa hương thơm. Hoa có thể tồn tại trong 1 thời gian rất lâu, nhiều nơi một đế vài năm mà vẫn giữ được vẻ đẹp thuần tịnh.

Hoa Ưu Đàm mọc trên mặt tượng Phật trong thiền viện Tu Di Sơn ở Suncheon, Hàn Quốc vào tháng 2/2005. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Hoa Ưu Đàm nở nhiều ở Việt Nam, nhưng được nhiều người biết đến nhất tại nhà ông Lê Văn Mậu ở khu phố Ninh Tịnh 2, phường 9, TP Tuy Hòa – Phú Yên.

Điều đặc biệt ông Mậu là một Thạc sỹ sinh học, vì vậy ông đã nghiên cứu rất kỹ loài hoa này và khẳng định đây là loài hoa chứ không phải trứng côn trùng.

Hoa ưu đàm
(Ảnh: nld.com.vn)
Ảnh nld
Hoa ưu đàm 24 bông nở ở nhà ông Mậu. (Ảnh: nld.com.vn)

Nhìn vào hình có thể thấy màu trắng muốt tinh khiết đặc trưng của hoa, nhìn kỹ có thấy thấy các cánh hoa, như vậy đây chắc chắn không thể là trứng côn trùng được.

Trong ‘Pháp Hoa Văn Cú – Quyển Bốn Thượng’ có ghi: “Ưu Đàm Bà La Hoa, báo hiệu điềm lành, 3000 năm mới nở một lần, cũng là lúc Kim Luân Thánh Vương xuất hiện”.

Trong ‘Huệ Lâm Âm Nghĩa – quyển tám’ của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài”.

Trong cuốn ‘Kinh Kim Cương’ được bảo tồn trong miếu tự tại Hàn Quốc cũng dự ngôn ghi lại: “Khi Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, cũng là lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện… Loài hoa này xuất hiện báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế xuống nhân gian truyền Pháp độ nhân”.

Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Khổng giáo…

Xem thêm:

Bạch Liên tổng hợp