Nếu mỗi ca khúc là một câu chuyện đời thì có một bài hát đã kể lại số phận có thật của hàng triệu con người. Với lời ca được ví như “đến từ Thiên Đường”, bài hát làm lay động trái tim của những người thưởng thức, thậm chí một thính giả phải thốt lên rằng: Tôi đẫm nước mắt dù không hiểu nội dung bài hát này!

Chúng ta hãy cùng đến với bài hát đặc biệt ấy – Kultainen maa (The Golden Land) – và tác giả của ca khúc này: Anna Kokkonen.

Anna Kokkonen - tác giả bài hát “Kultainen maa” (Ảnh: Anna Kokkonen, Facebook)
Anna Kokkonen – tác giả bài hát “Kultainen maa” (Ảnh: Anna Kokkonen, Facebook)

Anna Kokkonen là nữ ca sĩ và nhạc sĩ đến từ Helsinki, Phần Lan. Cô đến với âm nhạc từ năm 6 tuổi, bắt đầu bằng những buổi học đàn violin, piano, tiếp đó là ghi-ta và thanh nhạc. Khi còn nhỏ, Anna đã tự sáng tác ca khúc và được sử dụng phòng nhạc của cha (cha của Anna cũng là một nhạc sĩ). Anna cho biết, cô luôn tìm thấy “thiên đường” của mình trong âm nhạc. Những tác phẩm của cô là sự quyện hòa của nhạc dân gian Phần Lan, Ireland, đồng thời mang âm hưởng của nhạc cổ truyền Trung Quốc.

Anna Kokkonen - tác giả bài hát “Kultainen maa”
(Ảnh: Anna Kokkonen, Facebook)

Là một ca sĩ Tây phương nhưng lại yêu nét đẹp văn hóa phương Đông, Anna từng tâm sự: “Văn hóa truyền thống của Trung Quốc nhấn mạnh vào giá trị đạo đức, cái đẹp và nghệ thuật. Những người Tây phương chúng tôi chú trọng nhiều hơn đến bề mặt, nhưng tôi cũng tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa hai nền văn hóa này. Người Phần Lan rất thuần thiện, chúng tôi luôn hướng tới sự chân thật và chính trực – mà những giá trị này cũng là nét điển hình của văn hóa Trung Hoa truyền thống”.

Chủ đề chính trong các tác phẩm của Anna là nhân đạo và những giá trị nhân văn. Cô hát về tình yêu thương nhân loại, về sự tha thứ, và về tiếng nói công lý cho những nạn nhân sau song sắt,…

Nói riêng về ca khúc “Kultainen maa” (tên tiếng Anh: The Golden Land – tạm dịch: Miền đất vàng), Anna viết:

“Bài hát này là một câu chuyện có thật về các học viên Pháp Luân Công và những người bất đồng ý kiến khác đang bị bức hại ở Trung Quốc. Tôi muốn dành tặng video bài hát cho hai người bạn Trung Quốc của tôi, hiện đang sống ở Phần Lan. Mẹ của họ, bà Chen Zhenping, đã bị cầm tù và tra tấn tại Trung Quốc suốt 8 năm chỉ vì bà thực hành môn thiền định ôn hòa này… Cùng với video, tôi muốn chúc mọi người một ngày mai tươi sáng hơn”.

Anna cho biết, tên gọi “Kultainen maa” (Miền đất vàng) có hai ý nghĩa. Đó là màu vàng của những ngọn nến thỉnh nguyện cho các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc. Khi hàng trăm ngàn học viên bị giam giữ, tra tấn, thậm chí là mổ cướp nội tạng, thì những học viên bên ngoài Trung Quốc đã thắp nến phản kháng ôn hòa và kêu gọi ngừng bức hại. Bên cạnh đó, màu vàng còn tượng trưng cho mảnh đất Trung Hoa với 5000 văn hóa Thần truyền.

Chủ đề chính trong các tác phẩm của Anna là nhân đạo và những giá trị nhân văn. Trong ảnh: các học viên Pháp Luân Công cầm di ảnh để tưởng nhớ những học viên bị đàn áp và bức hại tại Trung Quốc (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Chủ đề chính trong các tác phẩm của Anna là nhân đạo và những giá trị nhân văn. Trong ảnh: các học viên Pháp Luân Công cầm di ảnh để tưởng nhớ những học viên bị đàn áp và bức hại tại Trung Quốc. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Có người nói, ca khúc của Anna “trong trẻo như pha lê đang gõ cửa trái tim bạn”; lại có người nói rằng đó là những “giai điệu nhẹ nhàng” với “giọng hát thiên thần”; tiếng hát cất lên “từ du dương đến thuần khiết và thánh thiện”, có thể làm lay động trái tim cho dù người nghe có hiểu lời bài hát hay không, v.v. Mỗi người nghe đều có một cảm nhận của riêng mình.

Cùng đến với “Kultainen maa” – Miền đất vàng:

Lời bài hát:

Người phụ nữ đang mặc bộ đồ tù nhân – một người vô tội đang bị nhốt trong một chiếc lồng nghiêng.
Dù trong bóng tối cô vẫn nhớ rằng mình là ai và sẽ không bao giờ từ bỏ điều đó.
Với đôi mắt đẫm nước, cô vẫn không nản lòng nói lên sự thật.
Cái giá phải trả là máu đỏ. “Bạn không thể chối bỏ con tim mình” – Cô gái ấy mỉm cười khẽ nói.

(Ảnh minh họa một học viên Pháp Luân Công nữ bị giam giữ, tra tấn bởi ĐCSTQ vì đức tin của cô đối với giáo lý "Chân-Thiên-Nhẫn" của Pháp Luân Công)
Bức tranh vẽ một nữ học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, tra tấn bởi ĐCSTQ vì đức tin của cô đối với nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.

Thắp lên ngọn nến,
Họ lan truyền ngọn lửa từ trái tim đến trái tim.
Ngọn lửa thắp sáng sau những song sắt.
Làm tan chảy những khuôn mặt lạnh băng.
Vùng đất thiêng.

Thắp nến tại Mỹ, tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công đã bị chính quyền ĐCSTQ hại chết.
Thắp lên ngọn nến. Họ lan truyền ngọn lửa từ trái tim đến trái tim…

Đằng sau bức tường có một người cha trẻ bị trói.
Mặt anh gầy gò, da anh trắng bệch như tuyết.
Anh chờ đợi trong im lặng,
Vì anh biết sự sợ hãi ngày hôm nay sẽ là thước đo cho sự lựa chọn giữa sống và chết.
Anh ngẩng cao đầu như thể cơn đau không làm anh chùn bước.
Ẩn sâu trong tâm hồn, trái tim anh trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Thắp lên ngọn nến,
Họ lan truyền ngọn lửa từ trái tim đến trái tim.
Ngọn lửa thắp sáng sau những song sắt.
Làm tan chảy những khuôn mặt lạnh băng.

Những vị thiên thần đã hạ nhân gian
Chúng ta đưa những ngọn nến lại gần nhau hơn.
Đêm nay, bình minh sẽ đến.
Những giọt lệ rơi sẽ biến mất trên mảnh đất thiêng.
Vùng đất thiêng.

Những vị thần đã hạ nhân gian… Những giọt lệ rơi sẽ biến mất trên mảnh đất thiêng!

Hồng Liên

Xem thêm: