Gần đây hai bản nhận xét học tập của trẻ em được lan truyền trên mạng, nó khiến mọi người cảm thấy rất thú vị. Hai bản nhận xét này đã nói lên giáo dục ở Châu Á và giáo viên ở Châu Âu khác nhau như thế nào.

su khac biet trong giao duc A Au
Ảnh lời phê của giáo viên Châu Á khi thấy học sinh viết lăng nhăng (Trái) và ứng xử của giáo viên Châu Âu với một bản không phạt gì các em học sinh, thậm chí còn khen ngợi vì “sáng tạo”. (Phải)(Ảnh: Internet)

Minh vì phạm lỗi nên bị phạt làm bài tập, sau khi kết quả phạt được hoàn thành đem nộp cho thầy giáo. Thầy giáo nổi trận lôi đình, không những chữ viết không đầy đủ bị phạt chép lại 100 lượt mà còn thêm lời nhận xét: “Do bớt xén các chữ viết cho thấy thái độ học tập không nghiêm túc, phải nghiêm trị!”

Người mẹ khi nhận được bản nhận xét như vậy thì vô cùng tức giận. Bà không chỉ đồng ý với cách phạt của thầy mà còn phạt con đứng một chỗ trong 1 giờ đồng hồ. Đứa trẻ làm bài tập như vậy vì sao không được tha thứ? Nếu nhà chúng ta có trẻ em, trẻ nhà mình có sáng kiến, cảm giác của bậc cha mẹ sẽ như thế nào? Liệu có bực tức không?

su khac biet trong giao duc A Au
Không hiểu học sinh vẽ gì, thầy giáo cho dấu x đỏ kèm lời phê “không nghiêm túc, phải nghiêm trị”. (Ảnh: Internet)

Cũng lỗi như vậy nhưng thầy giáo người nước ngoài lại nở nụ cười đùa và trả lại cho đứa trẻ 3 từ nhận xét: “Funny (thú vị), Creative (có sáng ý), Efficient (hiệu xuất cao)! Đứa trẻ cùng mẹ sau khi xem nhận xét, không chỉ không phê bình con mà còn đem bài của con chia sẻ lên mạng, sau đó còn nói thêm: “Con trẻ biến sự việc trở nên thật thú vị!”.

su khac biet trong giao duc A Au
Em sẽ có được những lựa chọn tốt hơn. (Ảnh: Internet)

Đây chính là sự khác biệt! Về giáo dục trẻ em, không thể nói rằng việc thầy giáo và người mẹ Trung Quốc thực hiện là sai. Chỉ là điều mà thầy giáo cùng bà mẹ Trung Quốc coi trọng chính là thái độ tôn trọng của con trẻ đối với người lớn. Còn thầy giáo và bà mẹ người ngoại quốc lại coi trọng sự sáng tạo của trẻ nhỏ. Kỳ thực, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều mang bản tính riêng, nhưng cách giáo dục ở Trung Quốc lại chỉ dùng một chuẩn mực để yêu cầu trẻ nhỏ, biến cả ngàn đứa trẻ thành những bản copy. Giáo dục ở nước ngoài, ít nhất cũng cho chúng ta thấy, trên đời không có thứ gì là tuyệt đối. Tôn trọng tính nết bẩm sinh của trẻ, nhìn vào những ưu điểm không chỉ giúp chúng phát triển tài năng của mình mà còn từ sự đồng thuận của cha mẹ, chúng sẽ tự tin sáng tạo thành một thiên tài.

Phải chăng bậc cha mẹ Trung Quốc cho rằng, sự khích lệ trẻ vui chơi của bậc cha mẹ người ngoại quốc là họ đang tạo cho trẻ phát triển tính lười biếng? Các thiết bị hiện đại được sinh ra là để tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động, nó là sản phẩm của những phát minh sáng tạo vĩ đại. Những bà mẹ của những nhà phát minh vĩ đại này đều rất tự hào về con của mình. Đương nhiên những bà mẹ người Trung Quốc khuyên con chăm chỉ và chú tâm học hành cũng không phải là việc đáng chê trách. Đây cũng là điểm mà những đứa trẻ ngoại quốc cần học hỏi. Tuy nhiên, nếu như vì sáng tạo để bài vở tốt hơn mà bị quở trách thì hạt giống tài năng cũng không thể phát triển được. Đó mới là điều đáng tiếc! Người ngoại quốc thường nói rằng cách giáo dục của Trung Quốc thật “máy móc”. Do vậy, nếu như những bà mẹ trên thế giới này đều đồng ý với cách giáo dục trẻ của bà mẹ Trung Quốc thì nên cân nhắc và suy nghĩ.

Cho dù, trẻ bị thầy giáo phạt lỗi như thế, thì với tư cách là bậc cha mẹ chúng ta cũng cần tìm hiểu và tôn trọng con. Chúng ta thử lấy một giả thuyết xem người mẹ Trung Quốc làm vậy là tốt hay không thông qua câu hỏi: “Minh, con xem thầy giáo nhận xét bài vở con như vậy, con nghĩ thế nào? Con cho mẹ lý do, nếu như lý do của con có thể thuyết phục mẹ, thì mẹ sẽ ủng hộ việc làm này của con”.

Nếu như đứa trẻ trả lời rằng, nó muốn biến sự nhàm chán thành việc làm thú vị. Nếu là như thế thì đây quả là việc đáng khích lệ, không một cha mẹ nào muốn con mình đối diện với học tập giống như chịu sự cực hình. Hơn nữa lý do này cho thấy tư duy của đứa trẻ vô cùng phong phú, biết đâu, những suy nghĩ mà bạn cho là không tốt, một ngày nào đó lại khiến đứa trẻ thành một nhà phát minh nổi tiếng.

Nếu như đứa trẻ không nói được lý do, thậm chí, ngay cả khi nói rằng vì lười biếng hoặc giận thầy giáo mà làm vậy. Nếu là như vậy, thì lười biếng và tức giận người khác không phải là thói quen tốt. Lúc này, cần nghiêm nghị với hình phạt. Nếu không bậc cha mẹ lại là đồng thuận cho trẻ phát triển tính lười nhác và tức giận

Những đứa trẻ có suy nghĩ sáng tạo cần được khích lệ. Một nhà tâm lý học cho biết, để cho trẻ vẽ những vòng tròn đầy mầu sắc, có thể phát hiện được tư duy của chúng.

su khac biet trong giao duc A Au
Nắn nót tô màu trong vòng tròn của học sinh Châu Á (a) và vài nét là tô xong khá nhanh của học sinh Châu Âu (b). (Ảnh: Internet)

Nếu như không có sự hướng dẫn của thầy giáo, những đứa trẻ sẽ không biết tô mầu vào trong vòng tròn. Bởi vì, đối với những đứa trẻ mà nói, làm sao bôi được hết mầu lên giấy là hoàn thành công việc và cho rằng mình làm nhanh hơn.

Nhưng khi được người lớn chỉ bảo, chúng có thể từ hình mẫu mà tô thành một bức tranh. Từ những gợi ý đó, đứa trẻ mới sáng tạo thêm những hình thù thú vị khiến cho bức tranh đẹp hơn và ý nghĩa hơn. Bởi vì thầy giáo và bậc cha mẹ đã hướng dẫn cho chúng biết chỗ nào nên tô mầu.

Vậy bậc cha mẹ nên làm thế nào? Đón nhận những ý kiến sáng tạo của trẻ, để cho trẻ tự tin mà phát triển tài năng. Giống như tô vẽ một vòng tròn, mỗi ngày đều đem mầu sắc vẽ vào trong, rồi sáng tạo những chi tiết bên ngoài, không phải người lớn nói cho chúng biết nên sáng tạo thế nào, mà để chúng tự nghĩ ra. Từ trong quá trình thỏa sức sáng tạo tô mầu cho vòng tròn mà làm cho những sáng tạo sau này có thành quả thêm nữa.

Tôn trọng con cái, bảo vệ những ý tưởng sáng tạo tốt, giúp trẻ phát triển tài năng bẩm sinh. Đây là điều mà tác giả của bài viết muốn gửi gắm đến các bậc cha mẹ.   

San San 

Xem thêm: