Ngày nay, những kẻ lừa đảo không từ một thủ đoạn nào để có thể tiếp cận người dân, kể cả việc giả làm nhà sư, lợi dụng lòng tốt của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản và cướp giật. Và trên thực tế, công việc giả mạo này đang ngày càng được chúng lạm dụng để tăng cường hiệu quả tiếp cận người dân.

Thành phố Baguio là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Philippines. Mùa hè, khí hậu tại đây rất mát mẻ, phù hợp để người dân các vùng khác tìm đến nghỉ dưỡng, tránh cái nóng như thiêu như đốt đặc trưng. Nhưng kì nghỉ lễ cũng chính là thời điểm mà các tên tội phạm ăn cắp, lừa đảo “hoành hành”.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, trên các mạng xã hội lớn như Facebook đang lưu truyền các cảnh báo về một nhóm các nhà sư ép buộc du khách mua “chuỗi hạt cầu nguyện”Theo một số nạn nhân, các sư giả rất hung hăng, chúng không chấp nhận tiền trả dưới 100 pesos ( khoảng 45.000 vnđ). Những vòng tay màu đỏ (ảnh bên dưới) có giá 50 pesos (23.000 vnđ), trong khi “chuỗi hạt Phật” sẽ bị ép mua với giá từ 100 với 500 pesos (tương 45.000 đến 225.000 vnđ).

Fake-monks-force-people-to-pay-P100_3-608x811
Chiếc vòng có giá 50 pesos 

Những người vận đồ nhà sư đi bán vòng này thường nhắm mục tiêu vào những đối tượng cả tin, dễ tiếp cận như các sinh viên và du khách trẻ. Theo một bài đăng trên Facebook bởi Cordillera Sun, những kẻ lừa đảo này được phát hiện dọc theo đường Session, ở Leonard Wood, đường Harrison, và những đường phố lớn khác trong thành phố.

Fake-monks-force-people-to-pay-P100_1
Hình ảnh của nhóm vận đồ nhà sư ép du khách mua “vòng cầu nguyện”

Thoạt đầu, thông tin về nhóm nhà sư này gây rất nhiều hoang mang trong người dân, bởi đối với họ người tu hành vốn là những người hiền lành nhất. Sau khi thông tin về nhóm nhà sư này lan rộng, một cuộc điều tra đã được tiến hành: Đây không phải là những người tu hành Phật giáo thật sự. Những kẻ này chỉ mạo danh các nhà sư.

Tại các quốc gia mà phần đông dân số theo Phật giáo hoặc các triết lý của Phật giáo đã trở thành niềm tin, dân chúng sẽ luôn mang tâm lý kính trọng người tu hành, bởi họ chính là những người đại diện cho một lối sống thanh sạch, không bao giờ làm hại người khác. Lợi dụng đặc điểm tâm lý này, những kẻ lừa đảo đã cải trang thành các nhà sư và chọn món hàng mang ý nghĩa tâm linh như vòng cầu nguyện để có thể tiếp cận với những du khách và người dân một cách dễ dàng. 

monks3
Tấm lòng kính trọng, không một chút đề phòng của người dân với những người tu hành

Chính quyền địa phương của Baguio cũng đưa ra cảnh báo với các du khách và người dân địa phương: Không tiếp xúc những các nhà sư giả danh này, cần báo ngay cho cảnh sát địa phương nếu phát hiện thấy sự xuất hiện của họ. Chính quyền của thành phố Baguio muốn nhanh chóng xử lý những trường hợp tương tự để trả lại sự bình yên cho thành phố xinh đẹp và sự an tâm cho du khách cũng như người dân.  

Tại Việt Nam chúng ta, vấn đề sư giả cũng nổi cộm một thời. Nhiều người vì túng quẫn và mong muốn làm giàu thật nhanh đã dám giả danh người của nhà chùa, của tổ chức từ thiện đi xin kinh phí xây dựng chùa; họ cũng bán hương để có tiền chi tiêu cho sư trụ trì; hoặc giả làm nhà sư lừa dối người khác, nhận tài sản của người dân để “làm phép” rồi chiếm đoạt làm của riêng.

Ngoài ra, ở nước ta cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp mạo danh nhà sư để đi bán tượng, bán vòng ngọc có “phép”, dụ dỗ người khác mua để gặp may mắn. Đáng buồn hơn, ở tỉnh Bắc Ninh – cái nôi đầu tiên của Phật giáo Việt Nam – lại xuất hiện một làng chuyên làm “nghề giả sư”. Hằng ngày, họ khoác lên mình bộ đồ nâu sòng, như một thứ đồng phục để đi bán hương, làm thấy cúng lừa gạt người dân, rồi lấy tiền đó để xây nhà, sắm sửa đồ đạc. 

Theo Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó ban Thường trực BTS Thành hội Phật giáo TP.HCM, khẳng định:

“Việc khất thực của nhà sư gần như không còn, cũng không được cấp phép từ sau năm 1975. Những người mặc áo nâu sồng, hay khoác trên mình bộ y vàng, đi ngoài đường để xin tiền hiện nay đều là sư giả. Phật tử muốn làm từ thiện thì nên tới chùa, hoặc tham gia quyên góp vào các tổ chức từ thiện, các chương trình vì người nghèo….

Tuyệt đối không cho tiền những người khất thực ngoài đường, làm như vậy là tạo cơ hội cho những kẻ lười lao động mượn danh nghĩa nhà chùa đi làm những chuyện trái với tư tưởng của nhà Phật”. (Theo Tạp chí Giác ngộ)

Câu chuyện về những kẻ giả danh người tu hành tại Philippines phản ánh một hiện thực rất đáng lưu tâm. Rất nhiều người đã lợi dụng sự tin tưởng và lòng kính trọng của người dân đối với Phật giáo nói chung và những người tu hành nói riêng để làm những việc xấu như lừa đảo, chiếm đoạt tiền của. Điều này không chỉ gây ra sự lo lắng về an toàn, mà nghiêm trọng hơn, khiến người dân mất đi thiện cảm và niềm tin với các nhà sư – những người tu hành Phật giáo. 

Những người giả danh nhà sư này, tuy họ rất đáng trách, nhưng chính họ lại là những người đáng thương nhất. Vì những người ấy, họ hoàn toàn không phải là những người tu luyện, nên họ không mang những lời răn dạy của Phật ở trong tâm, không biết cách tu bỏ tâm cầu tiền tài, danh lợi. Họ đang bị vòng xoáy của cuộc sống thụ hưởng cuốn đi, để rồi quên mất cái cao quý của một tâm hồn trong sạch và sự ý nghĩa khi được làm người tốt. Liệu cuộc sống giàu sang của họ nhờ vào việc giả danh này liệu có lâu bền? Và liệu họ có thể cảm thấy an ổn trong tâm, khi trong mỗi người luôn biết rằng “Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo”? 

Tuệ Minh – Ly Ly
Theo Sublime, Viral 4 Real
Tham khảo thông tin báo CAND& Tạp chí Giác ngộ

Xem thêm: