Christiane Teich, người thích được gọi với cái tên ngắn gọn Chris, đã dành cả cuộc đời đi đến khắp mọi nơi trên thế giới để tìm kiếm câu trả lời tâm linh cho mình. Nhưng phải sau 30 năm, khi đến với Ấn Độ, vùng đất của những niềm tin, bà mới tìm thấy “vật báu phát sáng” cho mình.

Là một người Đức, nhưng Chris đã sớm rời khỏi quê hương của sự hoàn hảo để đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Bà đã tìm tới và sống một quãng thời gian tại châu Phi và Nam Mỹ xa xôi trước khi duyên phận dẫn bà đến với đất nước sông Hằng.

Chris sống là để đi tìm con đường tâm linh của mình, nên đi tới đâu bà cũng học và cũng thử tất cả những môn học mà người ta nói có thể giúp con người chạm đến được một thế giới khác – thế giới của tâm hồn. Chris học thiền siêu việt (transcendental meditation), yoga, khí công, bà còn học cả triết học Ấn Độ và nghiên cứu Phật giáo. Nhưng không một phương cách nào khiến bà cảm thấy đó là điều mình đã dành cả đời để tìm kiếm.

Nhọc nhằn tìm kiếm suốt cả cuộc đời, cuối cùng cũng đến Ladakh

Chris sống ở Sarnath, nơi Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên giảng đạo

Chris sống tại miền bắc Ấn Độ, ở Sarnath, nơi Phật Thích Ca Mâu Ni truyền bài giảng đầu tiên của mình. Thời gian này, bà đã nghe nhiều người nhắc đến một vùng đất xinh đẹp bé nhỏ nằm giữa núi đồi phía Bắc của Ấn Độ mang tên Ladakh.

Vùng đất nhỏ này ở nằm gọn giữa hai dãy núi hùng vĩ Kunlun và Himalaya, rất gần Tây Tạng. Người dân Ladakh sống chan hòa với những người Tây Tạng cư ngụ trên đất của họ và cùng chia sẻ với nhau những nét văn hóa đẹp và thuần khiết của Tây Tạng.

Khí hậu dễ chịu của vùng núi cao, những làn gió mát lành và bầu trời lúc nào cũng xanh của Ladakh đã khiến Chris phải quay trở lại đây vào mỗi mùa hè. “Khí hậu ở đây hoàn toàn khác biệt, không khí và mọi thứ đơn giản là rất dễ chịu, nhất là vào mùa hè”, Chris kể lại.

Khí hậu ở đây hoàn toàn khác biệt, không khí và mọi thứ đơn giản là rất dễ chịu

Chris đã từng đến đây khi bà khoảng 23, 24 tuổi, lúc ấy Ladakh vẫn còn là một vùng hoang sơ, dân số thưa thớt với một vài chiếc ti vi và chỉ có hai trạm cảnh sát. Nhưng khi bà quay trở lại lần này, vùng đất đã hoàn toàn đổi khác, đông đúc, nhộn nhịp lên rất nhiều nhờ du lịch.

Như một nhân duyên, chính ở vùng đất xinh đẹp này, bà đã tìm thấy một môn tu luyện thiền định, có tên Pháp Luân Công hay còn được biết đến với tên gọi Pháp Luân Đại Pháp. Môn tu luyện đã giúp Chris dừng lại mọi hành trình tìm kiếm đang dang dở của mình đề bắt đầu một hành trình mới.

Đó là một môn tu luyện cổ xưa, dựa trên giá trị cốt lõi Chân – Thiện – Nhẫn

Chris vẫn còn nhớ như in buổi gặp mặt của những người phụ nữ đến từ những ngôi làng khác nhau. Họ cùng tụ họp, ca múa, nấu ăn và dệt vải. Trong buổi gặp gỡ truyền thống đó, Chris đã nhìn thấy một người Mỹ gốc châu Á đang tập những bài khí công rất an hòa cùng một người Tây Tạng khác. Đó là người đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với Chris.

Người phụ nữ này đã giới thiệu những nguyên lý cơ bản và giải thích năm bài tập của Pháp Luân Công cho Chris. Cô ấy còn kể cho bà nghe câu chuyện đau buồn nhưng đầy kiên cường của các học viên Pháp Luân Công.

Những bài tập của môn tu luyện này rất nhẹ nhàng, an hòa, giúp người học có được một cơ thể khỏe mạnh và trẻ trung. Nhưng quan trọng nhất, môn tu luyện chỉ có thể phát huy tác dụng hồng đại của nó khi người ta có thể tu sửa tâm tính của mình và thời thời khắc khắc hướng mình đến với giá trị Chân – Thiện – Nhẫn. Nếu làm được, họ sẽ đạt đến trạng thái thân tâm là một thể thống nhất, an hòa và thuần tịnh.

Những bài tập của môn tu luyện này rất nhẹ nhàng, khoan hòa, giúp người học có được một cơ thể khỏe mạnh và trẻ trung.

Nhưng đáng tiếc thay, ở nơi môn tu luyện được truyền xuất ra đầu tiên – đất nước Trung Hoa với những điều bí ẩn, người ta lại đang hiểu sai về Pháp Luân Đại Pháp. Đáng buồn hơn, có một bộ phận còn đang phản đối và bức hại những người đặt niềm tin của mình vào môn tu luyện chân chính này.

Môn tu luyện chân chính, mang lại lợi ích cho cả tâm và thân, lại đang bị phản đối và bức hại tại Trung Quốc.

Tất cả vì lòng đố kị, vì những nỗi sợ hãi hoang đường, mà nhà cầm quyền của đất nước độc tài ấy đã dùng sức mạnh của truyền thông để bôi xấu về môn tập và về những người tu luyện. Từ ngày 20 tháng 07 năm 1999, môn tu luyện để đạt đến sự thuần tịnh và an hòa đã bị đàn áp ngay tại nơi Nó ra đời. Những người vợ mất chồng, mẹ mất con, những đứa con mồ côi cả cha và mẹ cứ dần nhiều lên, nhiều lên theo năm tháng. Họ bị bắt, bị cho vào các trại lao động, bị mổ cướp nội tạng, bởi vì họ đã dũng cảm tin và một lòng bảo vệ niềm tin của mình vào Đại Pháp.

Một người phụ nữ ngồi tĩnh toạ trong lễ tưởng niệm những học viên Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại qua đời

Đau đớn là vậy, nhưng những người tu luyện nhất mực bảo vệ những giá trị của Chân – Thiện – Nhẫn, họ chọn cách kiên nhẫn nói lên sự thật trong ôn hòa. Họ chọn tiến hành những cuộc thỉnh nguyện không có tiếng la hét, cũng không có sự phẫn nộ, chỉ có những bức ảnh, những bông hoa, ánh nến và nước mắt của những người ở lại để kể cho thế giới câu chuyện đau thương của mình. Họ chọn những cuộc diễu hành trong sắc màu rực rỡ, trong âm nhạc khi dịu dàng, khi hùng tráng để nói với mọi người bản chất tốt đẹp của môn tu luyện, của những điều thiện lành họ đang hướng đến và muốn trao tặng cho mọi người.

Họ chọn tiến hành những cuộc thỉnh nguyện không có tiếng la hét, cũng không có sự phẫn nộ, chỉ có những bức ảnh, những bông hoa, ánh nến…

Và họ chọn đi đến mọi nơi trên trái đất chỉ để nói với mỗi người họ gặp về môn tu luyện cải biến được toàn diện cả tinh thần và thể chất này, họ chọn dùng chính sức lực và tất cả những gì mình có để kể với mỗi người câu chuyện thật sự của những người tu luyện Pháp Luân Công – những người nhất tâm tin vào điều thiện lành, nhưng đang bị hiểu nhầm và bị người ta bức hại.

…và nước mắt của những người ở lại để kể cho thế giới câu chuyện đau thương của mình

Khi nghe xong câu chuyện, Chris đã ngay lập tức tìm mua cuốn sách mà người phụ nữ gốc Châu Á đã nhắc tới, cuốn sách mà người tu luyện Đại Pháp đọc mỗi ngày – cuốn Chuyển Pháp Luân. Trong hiệu sách ngay gần đó, họ chỉ có duy nhất một bản phô tô của cuốn sách này. Và Chris đã bắt đầu tu luyện kể từ ngày đó.

Giống như người phụ nữ gốc Á đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho Chris, bà cũng muốn trở thành một sứ giả của sự thật, của niềm tin và những điều tốt đẹp. Và Chris đã bắt đầu chuyến hành trình mới của mình.

Sứ giả: Mang Chân – Thiện – Nhẫn đến với những đứa trẻ Ấn Độ

Sau khi trở thành một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp một thời gian, Chris bắt đầu hành trình làm sứ giả của mình. Bà đi dán những tấm áp phích giới thiệu về Đại Pháp khắp nơi ở Ladakh. Cho đến năm 2007, bà được một trường học mời đến dạy các động tác của môn tu luyện cho các học sinh trong trường. Các em nhỏ đã học rất nhanh và rất thích thú với bài học này.

Chris bắt đầu hành trình mang Chân-Thiện-Nhẫn tới những trẻ em ở Ấn Độ.

Những người lớn cũng nói rằng họ trở nên hòa ái và có thể tập trung tốt hơn vào công việc của mình. Chris đã làm được phần đầu tiên, bà đã giúp mọi người thấy được vẻ đẹp và sự tốt lành của môn tập. Tuy nhiên, trong lòng bà vẫn đau đáu một nỗi niềm: “Tôi không muốn chỉ giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp chỉ như một môn thể dục dạy và học trong nhà trường, điều đó không phải là điều thực sự tôi đang hướng đến”.

Chris không muốn chỉ dạy động tác, bà còn muốn những người dân của vùng đất xinh đẹp này biết và hiểu được câu chuyện về lòng dũng cảm, sự kiên định vào lẽ phải của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Chris không chỉ giới thiệu các động tác của Pháp Luân Đại Pháp cho các em nhỏ và người dân

Tâm nguyện ấy của bà dường như nhận được sự đồng cảm của núi đồi Ladakh. Đến năm 2008, 2009, bà bắt đầu nói về người dân nơi đây câu chuyện Pháp Luân Công bị hiểu nhầm, bị bức hại ở quê hương Trung Quốc. Mọi người lắng nghe bà. Những đứa trẻ đón nhận câu chuyện của bà bằng tất cả sự trong sáng và thuần thiện của tâm hồn mình. Chúng cầm trên tay những tấm kẹp sách với dòng chữ “Chân – Thiện – Nhẫn hảo, Pháp Luân Đại Pháp Hảo”, với hình ảnh của những cô tiên trong văn hóa thần truyền. Và những chú bé ấy mỉm cười, ánh mắt tươi màu hạnh phúc.

Cũng thời gian đó, Chris đã lập được một trạm thông tin để kể câu chuyện của mình, câu chuyện của những học viên người Trung Quốc tin vào Chân – Thiện – Nhẫn. Với những tấm hình chân thực, những áp phích kể lại chi tiết câu chuyện, những tờ rơi giới thiệu căn kẽ về Đại Pháp, bà bắt đầu trò chuyện với những người dân nơi đây.

Năm 2010, Chris tiếp tục hành trình mang Chân – Thiện – Nhẫn đến với trẻ em của Ấn Độ. Bà đã đi đến rất nhiều trường học để giúp mọi người hiểu và tu luyện theo Pháp Luân Đại Pháp. Rất nhiều ban giám hiệu, thầy cô và các em nhỏ ở vùng đất này đã biết, đã hiểu rõ sự thật về Pháp Luân Đại Pháp.

“Ở một trường tiểu học của Tây Tạng, tôi đã thường xuyên giới thiệu cho thầy cô và các học sinh rất nhiều tài liệu. Nhiều các tài liệu đó đã đươc lưu giữ trong thư viện của trường trong nhiều năm, để nhiều hơn nữa em học sinh có thể biết được câu chuyện này. Họ vì thế đã rất sẵn sàng đón nhận sự có mặt của tôi”, Chris hồi tưởng lại.

Các em nhỏ ở miền quê xa xôi Ấn Độ tập các bài tập của Pháp Luân Đại Pháp

Chris đã đến trường học đó và những trường nhỏ trong vùng để giới thiệu về Pháp Luân Công cho tới năm 2013. Chuyến hành hương đi tìm một con đường trong 30 năm của Chris đã giúp bà tìm thấy sứ mệnh cao cả nhất của mình – Làm sứ giả của Chân – Thiện – Nhẫn.

Và lắng nghe Chris bằng tất cả sự trong sáng và thuần thiện của tâm hồn.

Cho đến tận bây giờ, Chris vẫn trở về Ladakh một lần vào mỗi mùa hè để tiếp tục kể và truyền đi câu chuyện về “lòng dũng cảm bảo vệ đức tin” của những người tu luyện. Trước mỗi chuyến trở về, bà đều gửi các tài liệu đến trước để những người tu luyện Đại Pháp ở Ladakh tiếp tục phát đi.

Và Chris nhớ nhất một lần, khi bà tới với Ladakh xinh đẹp muộn một chút so với thường lệ, bà đã nhận được tình cảm của những người dân nơi này. Họ đã hỏi bà ngày gặp lại: “Bà đã ở đâu? Tại sao bà không đến?”

Nhưng Chris chắc chắn sẽ đến, chắc chắc sẽ không dừng cuộc hành trình của mình lại cho tới khi tất cả mọi người được nghe sự thật, vì với Chris nhiệm vụ, sứ mệnh thiêng liêng của cuộc đời bà là làm một sứ giả của niềm tin chân chính.

Hải Lam