Chẳng có gì đáng nói nếu bạn chỉ uống 1 ly rượu hoặc bia mỗi ngày. Nhưng nếu không phải 1, mà là 10, 20, hay thậm chí 40 ly bia, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy lắng nghe câu chuyện của Beverley!

Beverley Pickorer từng là một phụ nữ trẻ trung xinh đẹp đến từ thành phố Sheffield, nước Anh. Nhưng ở tuổi 36, Beverley trông không khác một bà lão 80 với ngoại hình tiều tụy của mình. Tất cả là do thói quen uống nhiều rượu bia từ khi cô còn trẻ.

Theo chia sẻ từ người bạn đời của Beverley, anh Anthony Howard, Beverley bắt đầu lạm dụng bia rượu từ những năm 20 tuổi, sau một chuỗi thất bại trong các mối quan hệ. Thậm chí, cô có thể uống 24 lon bia loại lớn cộng với một chai rượu lê vào buổi sáng. Sau đó cô tới quán rượu và lại uống 16 lon cho tới khi trở về nhà.

Sau hơn một thập kỷ ngập trong bia rượu, sức khỏe của Beverley bị tàn phá nghiêm trọng. Cô bị xơ gan, mục răng, không thể nói chuyện, không thể tự ăn uống, và cũng không thể chăm sóc con cái của mình. Beverley buộc phải sống những ngày tháng cuối đời trong khu bệnh xá Haythorne Place Care Home ở Shiregreen, nơi phần lớn bệnh nhân đều là người già và hưu trí.

(Ảnh: Mirror)
(Ảnh: Mirror)

“Cô ấy là người trẻ nhất ở bệnh xá này. Tất cả những gì cô ấy có thể làm mỗi ngày là nằm trên giường. Cứ 2 giờ một lần, các nhân viên sẽ đến và lật người giúp cô ấy”, anh Anthony nói.

Anthony cũng là người luôn túc trực bên cạnh Beverley. “Tôi đã chăm sóc cho người bạn đời của mình trong 5 năm rưỡi, và cô ấy liên tục phải ra vào bệnh viện vì căn bệnh xơ gan”, Anthony cho biết. “Tôi sẽ không để mặc tất cả cho Beverley, bởi bản thân tôi cũng gặp vấn đề về rượu bia. Chúng tôi từng đến quán rượu cùng nhau”. 

(Ảnh: Facebook/Marcelo E Ana Campos)
(Ảnh: Facebook/Marcelo E Ana Campos)

Đối mặt với cái chết đang cận kề, Beverley chỉ có một nguyện vọng cuối cùng là được trở về nhà. Anh Anthony chia sẻ: “Thật là bi kịch. Chúng tôi đã đồng ý rằng khi chết, cô ấy sẽ chết trong vòng tay tôi tại nhà…”

(Ảnh: Facebook/Marcelo E Ana Campos)
(Ảnh: Facebook/Marcelo E Ana Campos)

Xơ gan là một trong bốn bệnh có thể gây tổn hại cho gan do lạm dụng rượu lâu dài theo Viện Nghiện quốc gia Hoa Kỳ về tác động của lạm dụng và nghiện rượu (NIAAA). Một người nghiện rượu nặng cũng có thể bị gan nhiễm mỡ, viêm gan, và xơ gan.

Lạm dụng rượu cũng có gây tổn thương, phá hoại các bộ phận khác của cơ thể khiến các bộ phận này bị suy giảm chức năng hoặc tổn thương vĩnh viễn. Viêm tụy, chứng viêm các mạch máu trong tuyến tụy, cũng có thể được gây ra bởi sự tiêu thụ rượu quá mức khiến tuyến tụy sinh ra các chất độc hại. Điều này có thể làm giảm chức năng tiêu hóa của cơ thể.

Hệ thống miễn dịch cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Một lần uống rượu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể trong vòng 24 giờ đồng hồ sau đó. Nghiện rượu nặng lâu dài cũng có thể làm cho một người dễ mắc các bệnh như viêm phổi hơn người bình thường.

(Ảnh: Axis Recovery)
(Ảnh: Axis Recovery)

Một số vấn đề nghiêm trọng khác cũng liên quan tới việc uống rượu và được phân loại là tình trạng rối loạn tâm lý như những triệu chứng của rối loạn tâm thần dạng DSM-5 (Hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ), trầm cảm và tăng động giảm chú ý (ADHD). Nhiều nhà tâm lý đang có những cập nhật mới đối với nhận thức về các chứng nghiện khác nhau, và bây giờ nghiện cũng được phân loại như là một rối loạn tâm thần.

Những người lạm dụng rượu giờ đây đã được xếp vào danh sách cần được chăm sóc y tế của NIAAA. Chỉ tính riêng trong năm 2012, khoảng 17 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị chứng rối loạn do rượu. Đây là kết quả được chẩn đoán trên thang điểm được phân ra các mức nghiện nhẹ, trung bình và nặng – dựa trên 11 tiêu chí đánh giá trong thời gian 12 tháng. Các tiêu chí bao gồm các câu hỏi liên quan đến các vấn đề về rượu chẳng hạn như ham muốn uống rượu, dành bao nhiêu thời gian cho việc uống, không có khả năng ngừng uống mặc dù đang gặp khó khăn… Tuy nhiên, Viện NIAAA cho biết các tiêu chí không thể được dùng để thay thế cho một chuyên gia y tế được cấp phép.

Câu chuyện của Beverley chỉ là một trong số rất nhiều những bi kịch của rượu bia. Điều mất đi, có lẽ, không chỉ là sức khỏe của người trong cuộc, mà còn là nỗi đau cho những người xung quanh. Cuộc sống của cô Pickorer có thể đã kết thúc một cách bi thảm, nhưng nó sẽ như là một lời nhắc nhở cho mọi người rằng dù chúng ta có một quá khứ đau buồn cũng không thể để nó dẫn đến sự hủy diệt cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta được. Điều trị và phục hồi các rối loạn do lạm dụng rượu là có thể giải quyết được nếu chúng ta cương quyết làm từ sớm với nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ. Và giúp lan rộng nhận thức về các dấu hiệu và triệu chứng của việc lạm dụng rượu trong cộng đồng có thể giúp giảm số lượng những người bị bệnh suy nhược này.

Hồng Liên

Xem thêm: