Điều gì đã làm cho những đứa trẻ này thay đổi??? Biết nghĩ đến người khác, tự thay đổi mình để tốt hơn. Sống có trách nhiệm và tự lập là yếu tố mà các em đang hướng tới. Không phân biệt lứa tuổi, nhỏ nhất mới lên 6, phương pháp kỳ diệu này thực sự đã cải biến từ nhận thức đến hành vi con trẻ.

Khoảng 13:00 ngày 4/6/2016, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp San Francisco đã tổ chức buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện cho thanh thiếu niên nhi đồng tại địa phương. Buổi giao lưu thu hút khoảng hơn 200 học viên tham dự, trong đó có 18 tiểu đệ tử đã phát biểu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình.

Những bạn nhỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp này có độ tuổi dưới 18, có em vừa chập chững biết đi, có em là học sinh tiểu học, trung học, cũng có bạn chuẩn bị bước vào đại học, có em tham gia tu luyện từ nhỏ, có em mới vừa tham gia chưa lâu. Họ cùng nhau kể lại câu chuyện tu luyện của mình, kể lại trải nghiệm ứng dụng nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn khi ứng xử trong gia đình, nhà trường và với bạn bè…

Buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên và nhi đồng San Francisco vào chiều ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên và nhi đồng San Francisco vào chiều ngày 4/6/2016. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên và nhi đồng San Francisco vào chiều ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên và nhi đồng San Francisco vào chiều ngày 4/6/2016. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Con bỏ thói xấu, mẹ tham gia tu luyện

Em An Khải Văn 14 tuổi đến từ Trung Quốc cho biết, sau khi tu luyện Pháp Luân Công, em đã từ bỏ nhiều tính xấu mà trước đây được hình thành từ môi trường sống ở Trung Quốc, đặc biệt là tính hay hờn dỗi, hay vòi vĩnh cha mẹ…

Trong một lần gọi điện thoại cho mẹ vì chuyện ở lớp học, em đã tranh cãi với mẹ, khi đó em không kiềm chế được cảm xúc đã quát lên với mẹ rồi cúp điện thoại. Sau đó trong bữa ăn, nhớ lại hành vi của bản thân làm em thấy thất vọng và tự hỏi tại sao có thể quát mẹ như thế. “Trăm thiện lấy hiếu làm đầu”, thế là vừa ăn xong em đã vội gọi điện thoại xin lỗi mẹ, bình tĩnh nói chuyện với mẹ.

Sau này An Khải Văn nghe thầy giáo kể lại, những thay đổi của em làm mẹ vô cùng ngạc nhiên. Mẹ nói với thầy giáo, trước đây chưa bao giờ em chủ động xin lỗi mẹ như thế, hành động lần đó của em đã khiến mẹ giật mình, cảm thấy bất ngờ khi mới tham gia tu luyện một thời gian ngắn mà con mình đã thay đổi nhiều như thế, thật đúng là kỳ tích.

An Khải Văn nghe xong cũng cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp quả đúng là kỳ diệu, không ngờ sau khi tu luyện tâm tính lại thay đổi nhiều như thế. Vì sự thay đổi của con, người mẹ cũng bắt đầu tập thói quen đọc sách “Chuyển Pháp Luân” hàng ngày, từ từ cũng tham gia tu luyện.

Học viên nhí 12 tuổi Tân Vũ Thanh (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Học viên nhí 12 tuổi Tân Vũ Thanh. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Làm đệ tử Đại Pháp trung thực

Học viên nhí 12 tuổi Tân Vũ Thanh sau khi tham gia Pháp Luân Công đã nỗ lực yêu cầu bản thân phải luôn chiểu theo nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn để thay đổi tính xấu. Em đã kể lại quá trình thay đổi tâm tính trở thành người thật thà của mình.

Một lần Thanh đánh mất cặp sách nhưng giấu không muốn cho dì và mẹ biết, vì thế em phải nói dối. Cuối cùng em cũng bị dì và mẹ phát hiện và mọi người rất không hài lòng về việc đó. Thanh biết nói dối là không tốt, Sư phụ dạy phải theo Chân – Thiện – Nhẫn, làm sai phải dũng cảm nhận lỗi, sau nhiều cố gắng cuối cùng em đã sửa được tính hay nói dối của mình.

Có lần Thanh đến nhà bạn chơi và để mất cái mắt kính. Sau khi về nhà em sợ hãi không dám nói cho mẹ biết. Cứ thế Thanh giấu mẹ suốt cả tuần. Bây giờ mỗi lần nghĩ lại em đều cảm thấy cách ứng xử như thế không đúng. Vào một buổi tối, cuối cùng em cũng dũng cảm kể cho mẹ nghe. Mẹ nói: “Cảm ơn con đã kể cho mẹ, mẹ hạnh phúc khi thấy con không giấu diếm mẹ”.

Đệ tử nhí 6 tuổi Phan Tinh Nguyệt là người nhỏ nhất (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Đệ tử nhí 6 tuổi Phan Tinh Nguyệt là người nhỏ nhất. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Bỏ tính tham ăn

Đệ tử nhỏ nhất tham gia phát biểu tên là Phan Tinh Nguyệt. Cô bé thuộc “Hồng Ngâm” từ năm 3 tuổi. Cô bé cũng đọc hết cuốn “Chuyển Pháp Luân” của nhà sáng lập Pháp Luân Công ông Lý Hồng Chí, hiện nay đang đọc lần thứ hai. Nhờ đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” mà cô bé biết thêm được nhiều chữ Hán.

Cô bé Phan Tinh Nguyện tuy nhỏ tuổi nhưng qua tu luyện mà hiểu được tính ham ăn của mình là rất xấu, vì thế cũng đã nỗ lực từ bỏ tính xấu này. Cô bé nói, có lần mẹ mua cái Burger gà nhưng người em trai đã ăn hết một mình, không cho cô bé ăn, khi đó cô bé vô cùng tức giận.

Ba nói, em trai ăn không hết đâu, chút nữa sẽ đưa lại cho con. Nhưng em trai ăn thoáng một cái hết sạch làm cô bé tức quá bật khóc.

Bé Phan Tinh Nguyện cho biết, cô bé muốn loại bỏ tính cách này, nhưng cứ khi thấy có đồ ăn ngon thì không nhịn được. Cô bé nghĩ sẽ học Pháp nhiều hơn để sớm loại bỏ tính tham ăn này.

Cô bé 12 tuổi Katherine Xiao chia sẻ kinh nghiệm (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Cô bé 12 tuổi Katherine Xiao chia sẻ kinh nghiệm. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Trở thành đệ tử Đại Pháp chân chính

Katherine Xiao 12 tuổi cho biết, em thường xuyên tham gia các hoạt động của Đại Pháp. Mẹ nói với em, nhất định phải nghe lời Sư phụ, chiểu theo yêu cầu Chân – Thiện – Nhẫn để nâng cao tâm tính, phải trở thành đệ tử Đại Pháp chân chính.

Katherine cho biết, em tu luyện chăm chỉ hàng ngày cùng với mẹ, cuối tuần hai mẹ con lại đến điểm luyện công. Ở điểm luyện công em cũng tham gia phát tài liệu về Pháp Luân Công, vì thế thời gian cuối tuần là thời gian em cảm thấy vui nhất.

Sau khi ra nước ngoài, đi đâu mẹ cũng đưa em đi, cùng học Pháp tập thể, luyện công tập thể, diễu hành chung với nhiều người. Mọi hoạt động của Pháp Luân Công hai mẹ con đều tích cực tham gia. Dù em không thích đi chơi như những bạn học khác nhưng vẫn cảm thấy thiếu thốn thời gian.

Các tiểu đệ tử đều cho biết, nhờ ngày hội giao lưu mà các em nhận thấy phải nỗ lực hơn nữa trong tu luyện, hiểu rõ hơn việc tu luyện chỉ có dựa vào chính mình, không thể ỷ lại vào cha mẹ và người khác, tự mình làm chủ mình là tốt nhất, không được mượn cớ tuổi còn nhỏ, phải làm theo lời dạy của Sư phụ để trở thành tiểu đệ tử Đại Pháp chân chính.

Sau khi kết thúc buổi chia sẻ, các tiểu đệ tử đã cùng nhau luyện công, sau đó xem biểu diễn múa và thổi sáo. Buổi giao lưu kinh nghiệm kết thúc tốt đẹp trong tâm trạng phấn chấn của mọi người.

Một số hình ảnh trong Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016:

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Buổi giao lưu kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp thiếu niên nhi đồng San Francisco ngày 4/6/2016 (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Các em nhỏ đang luyện những bài công pháp của Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn khí công tu Phật bao gồm 5 bài tập luyện thân thể và các bài giảng đạo đức về Chân – Thiện – Nhẫn. Sau khi ông Lý Hồng Chí lần đầu tiên đưa Pháp Luân Công truyền ra công chúng vào năm 1992, môn khí công này đã nhanh chóng được biết đến trên khắp đất nước Trung Quốc. Hiện nay Pháp Luân Công đã được phổ truyền tại 140 quốc gia và vùng lạnh thổ với hơn 100 triệu người theo tập.

.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
MQ biên dịch

Xem thêm: