Nhiều bậc cha mẹ và người lớn tuổi thường nói với bạn rằng học tập cho tốt thì sau này mới thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thật ra không phải! Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn và làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩ của giới trẻ. Hậu quả là nhiều bạn luôn tin rằng học tốt thì chắc chắn sẽ thành công. Ngược lại, những bạn có kết quả học tập kém thường luôn tự ti về mình, và có khuynh hướng chán nản hay nổi loạn. Thật ra người học tốt không hẳn sẽ là người thành công.

Các nghiên cứu cho thấy, chỉ số thông minh có thể tăng hoặc giảm trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Một người có thể không được thông minh lắm khi còn trẻ, nhưng điều này không có nghĩa là người đó ít khả năng trở thành nhà toán học lúc trưởng thành. Thật ra chính định kiến của xã hội, định kiến của phụ huynh mới là thứ cản trở sự phát triển tự nhiên của người đó. Những định kiến đó đã vô tình tạo nên sự tự ti, giết chết đam mê và sức sáng tạo.

John Keating: "Dù ai đó có nói gì với bạn đi nữa, thì chỉ có từ ngữ và ý tưởng mới có thể thay đổi thế giới" (Ảnh: Pinterest)
John Keating: “Dù ai đó có nói gì với bạn đi nữa, thì chỉ có từ ngữ và ý tưởng mới có thể thay đổi thế giới” (Ảnh: Pinterest)

Hơn nữa, chúng ta thường nhìn nhận trí thông minh theo một cách rất phiến diện. Bạn có thể không học giỏi nhưng bạn lại có năng lực gắn kết, biết dùng người, biết đối nhân xử thế, biết hòa nhập, biết giúp đỡ người khác, biết bình tĩnh đối mặt với khó khăn v.v. Những điều đó không có gì kém cạnh so với “thông minh” cả, và người thành công sẽ không thiếu những phẩm chất đó. Các bậc phụ huynh nên khuyến khích và tự hào với những mặt mạnh của đứa trẻ. Giáo dục trẻ ứng xử có tình có lý trong cuộc sống gia đình hàng ngày cũng như ngoài xã hội. Chính điều này mới là yếu tố quyết định cho sự thành công.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Wiki)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Wiki)

Bạn có thể không học giỏi nhưng bạn lại có năng lực gắn kết, biết dùng người, biết đối nhân xử thế, biết hòa nhập, biết giúp đỡ người khác, biết bình tĩnh đối mặt với khó khăn v.v. Những điều đó không có gì kém cạnh so với “thông minh” cả và người thành công sẽ không thiếu những phẩm chất đó.

Xã hội đang phát triển, việc cập nhật tri thức cần thiết trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu như trước đây bạn phải học tập rất nhiều để chuẩn bị kiến thức cho công việc sau này, thì nay bạn có thể cập nhật chúng chỉ trong chớp mắt với rất nhiều tài liệu trên mạng Internet. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã dẫn đến một thực tế khó có thể chối cãi: nền giáo dục không có khả năng theo kịp, và càng sửa thì càng tệ hơn. Phương pháp giáo dục khô khan nặng về lý thuyết vẫn còn đang nhồi nhét vào đầu giới trẻ những kiến thức mà họ sẽ không sử dụng đến, cướp đi thời gian để họ tiếp xúc với xã hội và “học cách làm người”.

Nói xa hơn nữa, chúng ta có nên ghẻ lạnh và gò ép người khác theo cách mình cho là đúng? Galileo từng bị Toà án dị giáo La Mã buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc, để rồi nhiều thế kỷ sau nhân loại mới công nhận ông là nhà thiên văn học lỗi lạc. Anh em nhà Wright đã bị giới khoa học và công chúng cười chê khi họ quyết tâm dành hết tâm sức cho những mô hình máy bay, để rồi ngày nay chúng ta du lịch xuyên lục địa chỉ tính bằng giờ. Chúng ta không nên áp đặt tiêu chuẩn của bản thân cho người khác, và nên khuyến khích những điểm mạnh của họ, nhất là đối với giới trẻ.

Nhà văn J. K. Rowling: "Không thể sống mà không từng thất bại điều gì đó, trừ phi bạn quá thận trọng đến mức bạn dường như chưa sống chút gì"
Nhà văn J. K. Rowling: “Không thể sống mà không từng thất bại, trừ phi bạn quá thận trọng đến mức bạn dường như chưa sống chút gì”

Tại xã hội hiện nay, một bộ phận rất đông học sinh, sinh viên đang bị ngợp, và không tìm được phương hướng cho mình. Các em đang ngày càng chậm lớn và phải bám víu vào “thành tích học tập”. Đó không phải là lỗi của bản thân giới trẻ, mà phần nhiều là do định kiến của phụ huynh và phương pháp giáo dục. Thay vì dạy dỗ giới trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với thực tế xã hội, giáo viên lại đang nhai lại những bài giảng “giáo dục công dân” khô khan. Thay vì được thực hiện nhiều hoạt động ngoại khóa, giới trẻ lại phải ngày ngày gò lưng cõng sách đến trường. Thay vì để con được lựa chọn nghề nghiệp, phụ huynh lại đang “quyết định hộ” con em mình.

Bill Gates đưa ra ba bước để thực hiện kế hoạch chống biến đổi khí hậu (Nguồn: Flickr)
Bỏ học giữa chừng nhưng Bill Gates đã sớm đạt thành công với vị trí chủ tịch Microsoft (Ảnh: Flickr)

Không thiếu những nhà lãnh đạo lớn hay những doanh nhân thành đạt là người sống khép mình hay có thành tích học tập không tốt khi còn trẻ. Liệu thành tích học tập có làm nên thành công? Liệu chúng ta có đang giết chết những Bill Gates hay Steve Jobs của tương lai?

Thay vì dạy dỗ giới trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với thực tế xã hội, giáo viên lại đang nhai lại những bài giảng “giáo dục công dân” khô khan. Thay vì được thực hiện nhiều hoạt động ngoại khóa, giới trẻ lại phải ngày ngày gò lưng cõng sách đến trường. Thay vì để con được lựa chọn nghề nghiệp, phụ huynh lại đang “quyết định hộ” con em mình.

San San, Quang Minh

Xem thêm: