Chúng ta thường ôm nhau để biểu hiện tình yêu thương và trân trọng, một cách bạn biểu đạt cảm xúc kết nối với người khác. Khi còn nhỏ, chúng ta được gia đình ôm ấp nhiều hơn là khi chúng ta đã trưởng thành.

Là người trưởng thành, chúng ta có thể không cảm thấy cái ôm là cần thiết, nhưng tôi nhận thấy rằng “càng ít cần”, chúng ta càng có xu hướng muốn được ôm, hoặc ngược lại, trở nên lạnh lùng và xa cách – tùy thuộc vào tâm trạng và tư duy cảm xúc của mỗi người.

Đây không phải là cố ý, nhưng chúng ta đều phản ứng khi thiếu sự yêu thương gần gũi thường xuyên.

Ở Hoa Kỳ hằng năm có kỉ niệm National Hug Day (ngày lễ Ôm Quốc gia), tuy nhiên bạn có thể ôm những người thân yêu của mình bất cứ ngày nào. Sau đây là danh sách các lợi ích thể chất và cảm xúc mà cái ôm mang lại:

1. Phát triển cảm xúc
Giữ và ôm con trẻ đem lại rất nhiều tình cảm cho bé, giúp chúng trưởng thành về mặt cảm xúc.

ChildrenHugging-480x480

2. Xây dựng lòng tin
Khi ôm, cảm giác được kết nối và lòng tin tạo ra kết nối xã hội.

BoyandDog-480x319

3. Khơi mở giao tiếp
Một cảm giác an toàn và tin tưởng (khi ôm) mang đến sự giao tiếp cởi mở và chân thành.

Communication-480x345

4. Thư giãn
Cái ôm giúp cơ thể thư giãn.

Relaxation-480x411

5. Cảm thấy hạnh phúc hơn
Nồng độ serotonin được tăng lên khi giữ cái ôm trong khoảng thời gian lâu. Serotonin giúp bạn vui và tạo ra cảm giác hạnh phúc.

Girls-hug-480x320

6. Giảm căng thẳng
Sự âu yếm giúp làm giảm bớt các phản ứng căng thẳng ở cả trẻ em và người lớn.

WomanHugsSoldier-480x321

7. Lòng tự trọng
Những cái ôm và sự âu yếm giúp xây dựng lòng tự trọng.

MotherAndSon-480x261

Không có gì là quá muộn – tại sao bạn không ôm ai đó ngày hôm nay!

Theo Epoch Inspire