Theo trang Daily Mail đưa tin, ngày 10-8 vừa qua, người dân làng Gantar, vùng Indramayu đã giải cứu được một bé trai bị bỏ rơi tại một hố rác.

Vào thời điểm đó, người dân địa phương bất chợt nghe tiếng khóc phát ra dưới những lớp lá cây, gỗ và lưới sắt trong một bể tự hoại tại khu nhà hoang, nơi được dân làng sử dụng làm bãi đổ rác. Họ lần theo tiếng khóc, dọn dẹp những lớp lá cây, gỗ mục và phát hiện một em bé tội nghiệp đang nằm dưới đó.

Họ lần theo tiếng khóc, dọn dẹp những lớp lá cây, gỗ mục và phát hiện một em bé tội nghiệp đang nằm dưới đó.

“Khi nghe thấy tiếng khóc ở đâu đó vang lên, tôi cùng một số người dân trong vùng đã kiểm tra ở khu vực bãi rác của căn nhà trống. Quả đúng như dự đoán, sau khi đào bới đống rác lên, chúng tôi trông thấy một em bé sơ sinh tội nghiệp không một mảnh vải che thân đang khóc” – Một người dân kể lại.

“Chúng tôi không thể kìm được nước mắt khi thấy cảnh tượng đấy…” Một người khác nghẹn ngào nói.

Chúng tôi trông thấy một em bé sơ sinh tội nghiệp không một mảnh vải che thân đang khóc

Khi được đưa lên từ hố rác, người ta thấy cậu bé đã bị rách một mảng đầu và hơi thở cũng rất yếu ớt. Ngoài ra, họ còn tìm thấy nhau thai của em tại khu vực gần đó. Có lẽ người mẹ ngay sau khi sinh con đã chôn vùi cậu bé ở đây và bỏ đi.

Khi được đưa lên từ hố rác, người ta thấy cậu bé đã bị rách một mảng đầu và hơi thở cũng rất yếu ớt

Ngay sau khi đưa em bé đến bệnh viện, người dân đã trình báo sự việc trên lên chính quyền địa phương. Cảnh sát cũng đã tới hiện trường và điều tra nhưng hiện tại vẫn chưa xác định được thân nhân của em bé.

“Thật may mắn là em bé đã qua cơn nguy kịch. Hiện tại, em đang được các bác sĩ chăm sóc kĩ càng.” Fajarudin Arif – Phó Cục trưởng cục cảnh sát Indramayu cho biết.

“Đây là hành động không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ mở một cuộc điều tra để những kẻ nhẫn tâm bỏ rơi con mình phải chịu hình phạt thích đáng trước Pháp Luật” – Fajarudin Arif tiếp lời.

Thật may mắn là em bé đã qua cơn nguy kịch

Trong xã hội hiện đại, bản năng yêu thương của con người dường như đang dần dần bị mai một, đến mức, cha mẹ cũng đối xử tàn nhẫn với đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra. Câu chuyện trên thực sự là một hồi chuông cảnh báo cho sự xuống dốc đạo đức một cách trầm trọng của con người hiện đại.

Trong Phật giáo có câu: Nếu không nợ nhau, làm sao gặp gỡ. Đó không phải là mê tín, mà là nhân quả, là số kiếp; mà mối quan hệ nhân quả – nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái lại càng gắn bó và bền chặt hơn nữa, bởi vì kiếp trước đã từng có nợ nên kiếp này mới tiếp phần duyên phận chưa đứt. Thế nhưng, con người hiện đại đã không còn tin vào điều đó nữa, nợ nghiệp kiếp trước còn chưa trả xong, kiếp này lại tạo nghiệp thêm nữa.

May mắn thay, vẫn còn đó những tấm lòng tử tế, sẵn sàng cứu sống và cưu mang em bé vô điều kiện. Họ là những những ngọn nến nhỏ, là hy vọng để thắp lên một tương lai tươi sáng hơn hơn. Những hành động ấy cần được trân trọng và phát huy hơn nữa.

Tuấn Vũ 

Xem thêm: