Chắc ai trong chúng ta cũng từng có khái niệm về phạm trù khoa học chia ra 2 khái niệm vật chất và phi vật chất. Tuy nhiên, gần đây, giới khoa học đang có cái nhìn mới về phạm trù phi vật chất, điều mà trước đây bị họ phủ định, cho là thuộc về duy tâm mê tín.

Như Nikola Tesla (*) từng nói, “Ngày mà khoa học bắt đầu nghiên cứu các hiện tượng phi vật chất, trong một thập kỷ nó sẽ tiến bước nhanh hơn tất cả các thế kỷ tồn tại trước đó”. Để thực sự phát triển, khoa học phải có thể nghiên cứu, động chạm đến các hiện tượng phi vật chất. 

Và dường như chính xác điều này đang xảy ra, khi một nhóm các nhà khoa học có tiếng nói trong ngành đã cùng nhau chỉ ra những điểm rất quan trọng nhưng lại bị giới khoa học chủ lưu bỏ qua và nhấn mạnh rằng vật chất không phải là thực thể tồn tại duy nhất.

Nhiều năm sau khi Tesla nói chúng ta cần nghiên cứu các hiện tượng phi vật chất để đạt được những bước tiến lớn hơn, các chuyên gia hiện đang thật sự cân nhắc ý tưởng này.

Đây là lý do tại sao một số nhà khoa học đã bắt đầu làm việc đó, nghiên cứu các hiện tượng phi vật chất, cũng được gọi là khoa học hậu duy vật (đôi lúc gọi là khoa học tiên phong, hay khoa học siêu thường), trong đó tập trung vào những gì các ngành khoa học thông thường không dám động chạm tới. Khoa học Hậu duy vật vượt ra bên ngoài ranh giới của thế giới vật chất thực tại.

Mời độc giả đọc bài viết sau đây về quan điểm mới phát triển khoa học của các nhà khoa học nổi tiếng. Bài viết sau đây tóm tắt những điểm chính, cốt lõi của ngành khoa học hậu duy vật.

Tác giả:

1) Tiến sĩ Gary Schwartz, giáo sư tâm lý học, y khoa, thần kinh, tâm thần và phẫu thuật tại Đại học Arizona,

2) Tiến sĩ Mario Beauregard từ Đại học Arizona

3) Tiến sĩ Lisa Miller ở Đại học Columbia.

Thế giới quan của khoa học hiện đại chủ yếu được dựa trên các giả định có liên hệ chặt chẽ với vật lý cổ điển. Chủ nghĩa duy vật –  quan niệm cho rằng vật chất là thứ duy nhất tồn tại – là một trong những giả định như vậy. Một giả định có liên quan là chủ nghĩa rút gọn, ý tưởng cho rằng những điều phức tạp có thể được giải thích, cắt nghĩa bằng cách rút gọn chúng xuống thành các mối tương tác giữa các bộ phận cấu thành, hay thành những vật đơn giản hơn hoặc cơ bản hơn như các hạt vật chất nhỏ xíu.

Vào thế kỷ 19, những giả định này đã thu hẹp, trở thành các giáo điều, rồi kết hợp với nhau thành một hệ tư tưởng gọi là “chủ nghĩa duy vật khoa học”. Hệ tư tưởng này ám chỉ rằng tâm trí chỉ là biểu hiện của hoạt động vật lý của bộ não, và suy nghĩ của chúng ta không thể có bất kì tác động nào đến bộ não, cơ thể và hành động của chúng ta cũng như thế giới vật chất.

Hệ tư tưởng của chủ nghĩa duy vật khoa học đã chiếm ưu thế trong giới học thuật vào thế kỷ 20. Chiếm ưu thế đến nỗi phần lớn các nhà khoa học bắt đầu tin rằng nó được dựa trên bằng chứng thực nghiệm (hay thực chứng), và là cách nhìn hợp lý duy nhất về thế giới này.

Các phương pháp khoa học dựa trên triết học duy vật đã đạt được thành công lớn không chỉ trong việc nâng cao vốn hiểu biết của chúng ta về giới tự nhiên, mà còn mang lại sự kiểm soát và tự do lớn hơn [đối với giới tự nhiên] thông qua những tiến bộ về công nghệ.

Tuy nhiên, sự thống trị gần như tuyệt đối của chủ nghĩa duy vật trong thế giới hàn lâm đã giới hạn một cách nghiêm trọng các ngành khoa học và cản trở sự phát triển của việc nghiên cứu khoa học duy tâm (tâm linh). Niềm tin vào hệ tư tưởng này, như một cái khung giải thích duy nhất cho thế giới thực tại, đã khiến các nhà khoa học bỏ ngỏ yếu tố chủ quan trong trải nghiệm của con người. Điều này đã dẫn đến một sự hiểu biết thiên lệch nghiêm trọng và nghèo nàn về bản thân và vị trí của chúng ta trong giới tự nhiên.

Khoa học trước hết là một phương pháp tìm tòi tri thức một cách cởi mở, phi giáo điều về giới tự nhiên thông qua việc quan sát, thí nghiệm và lý giải mang tính lý thuyết về các hiện tượng. Phương pháp luận của nó không đồng nghĩa với chủ nghĩa duy vật và không nên bị đánh đồng với bất kỳ niềm tin, tín ngưỡng, hoặc ý thức hệ cụ thể nào.

Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà vật lý đã khám phá ra các hiện tượng thực nghiệm mà không thể được giải thích bằng vật lý cổ điển. Điều này dẫn tới sự phát triển của một phân ngành mới mang tính cách mạng trong vật lý gọi là cơ học lượng tử (CHLT, hay vật lý lượng tử) trong thập niên 20 và đầu thập niên 30. CHLT đã chất vấn cơ sở duy vật của giới tự nhiên bằng cách cho thấy các hạt nguyên tử và hạt hạ nguyên tử không phải là những vật thể rắn – chúng không tồn tại chắc chắn tại các vị trí trong không gian xác định tại một thời điểm xác định. Quan trọng nhất, CHLT đã đi tiên phong khi thêm yếu tố tinh thần vào cấu trúc khái niệm căn bản của nó vì người ta đã tìm thấy mối liên kết giữa các hạt được quan sát và người quan sát – nhà vật lý và phương pháp được sử dụng để quan sát. Theo một cách giải thích của CHLT, hiện tượng này ngụ ý rằng ý thức của người quan sát đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của các hiện tượng vật lý đang được quan sát, và các hoạt động tinh thần có thể tác động đến thế giới vật lý thực tại. Kết quả của các thí nghiệm gần đây ủng hộ cách giải thích này. Những kết quả này cho thấy thế giới vật chất không còn là thành phần chủ yếu hay duy nhất, và nó không thể được hiểu một cách đầy đủ nếu không nhắc đến yếu tố tinh thần.

Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng hoạt động tinh thần chủ ý có thể tác động đến hành vi. Hơn nữa, nghiên cứu trong lĩnh vực tâm thần – miễn dịch học cho thấy những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta có thể ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động của hệ sinh lý có kết nối với não bộ (ví dụ, hệ miễn dịch, nội tiết, tim mạch).

Trong các khía cạnh khác, các kết quả nghiên cứu chẩn đoán bằng hình ảnh về khả năng tự điều tiết cảm xúc, liệu pháp tâm lý và hiệu ứng giả dược cho thấy các sự kiện tinh thần có tác động đáng kể đến hoạt động của não bộ.

Các nghiên cứu về cái gọi là “hiện tượng psi” chỉ ra rằng đôi khi chúng ta có thể nhận được thông tin có ý nghĩa mà không sử dụng các giác quan thông thường, và theo những cách vượt ra ngoài những giới hạn thời gian-không gian thông thường. Hơn nữa, nghiên cứu psi chứng minh rằng chúng ta có thể ảnh hưởng về mặt tinh thần từ xa đối với các thiết bị vật lý và sinh vật sống (bao gồm cả con người khác). Nghiên cứu Psi cũng chỉ ra rằng tư duy xa xôi có thể hành xử theo cách liên kết không cục bộ, tức là sự tương quan giữa các tư duy xa xôi được giả thiết là không có trung gian (chúng không liên quan đến bất kỳ tín hiệu năng lượng nào), không suy giảm (không suy giảm khi tăng khoảng cách), và ngay lập tức (chúng dường như là đồng thời). Những sự kiện này là phổ biến đến mức chúng không thể coi là bất thường cũng như ngoại lệ đối với các quy luật tự nhiên, mà là những dấu hiệu cho thấy cần phải có một khuôn khổ giải thích rộng hơn chứ không chỉ nhận định bằng chủ nghĩa duy vật.

Có thể trải nghiệm hoạt động tinh thần có ý thức khi tử vong lâm sàng trong thời gian ngưng tim ( hay được biết là “trãi nghiệm cận tử” [NDE]). Một số người đã trải qua sự gần chết (NDErs) đã báo cáo các nhận thức ngoài ý thức của cơ thể (tức là các nhận thức có thể chứng minh là trùng khớp với thực tế) xảy ra trong thời gian ngừng tim. Các NDErs cũng báo cáo những trải nghiệm thiêng liêng sâu xa trong gian tử vong lâm sàng gây ra do ngừng tim. Đáng chú ý là hoạt động điện của não ngừng trong vòng vài giây sau khi ngừng tim.

Các thí nghiệm có kiểm soát phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng những người có thể giao tiếp với tâm trí của những người đã chết thể xác đôi khi có thể nhận được thông tin chính xác cao về những người đã chết. Điều này tiếp tục ủng hộ kết luận rằng tâm trí có thể tồn tại tách biệt khỏi não bộ.

Một số nhà khoa học và các nhà triết học nghiêng về vật chất từ ​​chối thừa nhận những hiện tượng này bởi vì chúng không nhất quán với quan niệm duy nhất của họ về thế giới. Việc bác bỏ các cuộc điều tra về tự nhiên theo chủ nghĩa Hậu duy vật hoặc từ chối xuất bản những phát hiện khoa học mạnh mẽ ủng hộ Chủ nghĩa Hậu duy vật là trái ngược với tinh thần chân chính mà nghiên cứu khoa học cần có, chính là dữ liệu thực nghiệm luôn phải được xử lý đầy đủ. Dữ liệu không phù hợp với các lý thuyết và niềm tin ưa chuộng không thể bị bác bỏ. Việc gạt bỏ như thế thì là lĩnh vực của hệ tư tưởng chứ không còn là khoa học nữa.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng hiện tượng psi, tử vong lâm sàng trong ngừng tim, và các bằng chứng có thể lặp lại được từ các phương tiện nghiên cứu đáng tin cậy, chỉ xuất hiện bất thường khi nhìn qua ống kính của chủ nghĩa duy vật.

Hơn nữa, các lý thuyết duy vật thất bại trong việc làm sáng tỏ làm thế nào bộ não có thể tạo ra cái tư duy, và chúng không thể giải thích được những bằng chứng thực nghiệm được ám chỉ trong bản tuyên ngôn này. Sự thất bại này cho chúng ta biết rằng bây giờ là lúc tự giải phóng chúng ta khỏi những cái cùm và tấm bịt mắt của tư tưởng duy vật duy vật cũ, mở rộng quan niệm của chúng ta về thế giới tự nhiên và đón nhận một mô hình hậu duy vật.

Theo mô hình hậu duy vật:

  1. A) Tinh thần đại diện một khía cạnh của thực tại, nguyên sơ như thế giới vật chất. Tâm là căn bản trong vũ trụ, tức là nó không thể có nguồn gốc từ vật chất và giảm xuống thành bất cứ điều gì cơ bản hơn.
  2. B) Có một mối liên hệ sâu sắc giữa tâm trí và thế giới vật chất.
  3. C) Ý thức (ý chí / ý định) có thể ảnh hưởng đến trạng thái của thế giới vật chất, và hoạt động theo một kiểu mẫu không định xứ, tức là nó không giới hạn ở các điểm cụ thể trong không gian, ví dụ như bộ não và các cơ thể, cũng như các thời điểm cụ thể, chẳng hạn hiện tại. Vì tinh thần có thể ảnh hưởng không cục bộ đến thế giới vật chất, ý định, cảm xúc, và mong ước của một nhà thí nghiệm có thể không bị cô lập hoàn toàn khỏi kết quả thực nghiệm, ngay cả trong các thiết kế thí nghiệm kiểm soát lúc không nhìn thấy.
  4. D) Tinh thần dường như không bị giới hạn, và có thể thống nhất theo cách gợi ý sự đơn nhất, tâm trí một người bao gồm tất cả điều thuộc về cá nhân, đơn tâm.
  5. E) Tử vong lâm sàng trong ngừng tim đã gợi ý rằng não hoạt động như một bộ cảm biến hoạt động tinh thần, tức là tâm trí có thể hoạt động thông qua não, nhưng không phải do não tạo ra. Tử vong lâm sàng xảy ra trong ngừng tim, cùng với các bằng chứng từ các phương tiện nghiên cứu, gợi ý thêm sự tồn tại của ý thức, sau cái chết của thân xác, và sự tồn tại của các cấp độ khác của thực thể phi vật chất.
  6. F) Các nhà khoa học không nên sợ khi nghiên cứu tâm linh và kinh nghiệm tinh thần vì chúng đại diện cho một khía cạnh trung tâm của sự tồn tại của con người.

Khoa học hậu duy vật không bác bỏ các quan sát thực nghiệm và giá trị lớn của những thành tựu khoa học được ghi nhận cho đến bây giờ. Nó tìm cách mở rộng khả năng của con người để hiểu rõ hơn về các kỳ quan thiên nhiên, và trong quá trình tái khám phá tầm quan trọng của tâm trí và tinh thần như là một phần của cốt lõi của vũ trụ. Chủ nghĩa hậu duy vật bao gồm cả vật chất, được xem như là một thành tố cơ bản của vũ trụ.

Mô hình hậu duy vật có những hàm ý sâu rộng. Về cơ bản nó làm thay đổi tầm nhìn của chúng ta, trả lại cho chúng ta địa vị và quyền lực, như một con người và như một nhà khoa học. Mô hình này thúc đẩy các giá trị tích cực như lòng trắc ẩn, tôn trọng và hòa bình. Bằng cách nhấn mạnh mối liên hệ sâu sắc giữa bản thân và thiên nhiên nói chung, mô hình hậu duy vật cũng thúc đẩy nhận thức về môi trường và bảo tồn sinh quyển của chúng ta. Ngoài ra, nó không phải là mới, nhưng chỉ bị lãng quên trong bốn trăm năm, rằng sự hiểu biết về vật thể sống là nền tảng của sự khỏe mạnh, vì nó đã được gìn giữ và bảo tồn trong các bài thực hành cả tâm lẫn thân cổ truyền, truyền thống tôn giáo và Cách tiếp cận chiêm niệm.

Sự chuyển đổi từ khoa học duy vật sang khoa học hậu duy vật có thể có tầm quan trọng sống còn đối với sự tiến hoá của nền văn minh nhân loại. Thậm chí nó có thể còn quan trọng hơn sự chuyển đổi từ chủ nghĩa địa tâm (xem trái đất là trung tâm) sang chủ nghĩa nhật tâm (xem mặt trời là trung tâm).

(*) Telsa Nikola: Nhà vật lý nổi tiếng của Mỹ đầu thế kỷ 20

Ngự Yên

Xem thêm: