Ở tuổi 73, bà Hoàng Viêm Trinh (Huang YanZhen) ở Trung Quốc đã làm được những điều khiến không ít người trẻ phải trầm trồ ngưỡng mộ.

1

2

3
Ảnh: Xiaoye Jesse (Facebook).

Nếu chỉ nhìn hình ảnh, ít ai có thể nghĩ rằng người phụ nữ “chất lừ” mặc đồ da, mang boot da và đeo găng tay da này đã 73 tuổi. Bà lão người Trung Quốc chất đến nỗi không có bạn bè này mới đây đã đi đến Tây Tạng một chuyến.

4

5

Bà sinh tại Phúc Kiến, hiện nay theo con cái đến định cư tại Hạ Môn. Trước đây người ta thường nói: “Thất thập cổ lai hy”, tức là tuổi 70 xưa nay hiếm, ngày nay tuy tuổi thọ đã được cải thiện, nhưng đa số các cụ ngoài 70 sức khỏe đều giảm sút. Tuy nhiên, điều đó không đúng với bà Hoàng.

6

7
Bà Hoàng mặc váy hoa và quấn khăn trùm đầu in hoa.

Bà Hoàng sinh ra trong thập niên 40 của thế kỷ trước, tuyến đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng được mở ra vào thập niên 80, khiến bà Hoàng luôn mơ ước được đi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Tây Tạng. Thế nhưng, sau khi trưởng thành, bà vì con cái và cuộc sống mà bôn ba vất vả, cho đến bây giờ nghỉ hưu rồi, bà mới có khoảng trời riêng thuộc về chính mình. Bà càng lúc càng cảm nhận rõ ràng, mơ ước của 30 năm trước chưa bao giờ dừng dậy sóng trong lòng.

Thế là vào tháng 6/2017, bà Hoàng – 73 tuổi cưỡi lạc đà, vượt qua sa mạc Tây Tạng, tận mắt nhìn thấy hồ Thanh Hải, trước đây chỉ xuất hiện trong mơ. Cuối cùng, bà đã hoàn thành được mơ ước của mình.

Xem tiếp những hình ảnh dưới đây của bà Hoàng trong cuộc sống hàng ngày để thấy rằng, “ước mơ” và “phong cách” không giới hạn tuổi tác.

8
Bà Hoàng ngồi uống cà phê thật tao nhã bên trong quán cà phê.

9

10
Lần đầu tiên chúng ta cảm thấy, tóc bạc trắng mà vẫn đẹp đến vậy

Có lẽ có người cho rằng, một bà lão có thể ngồi xe Harley, đi đến Tây Tạng, ăn mặc đậm chất thời trang không thua kém gì thanh niên trẻ tuổi như thế này, chắc chắn phải là “ngồi mát ăn bát vàng” hoặc là “đại phú đại quý”. Nhưng sự thật là, bà Hoàng từ lúc trẻ đã phải chịu rất nhiều vất vả, 18 tuổi lấy chồng, được chọn làm trí thức nông thôn (những người trí thức được đưa về các vùng nông thôn lao động và dạy văn hóa). Ban ngày bà phải lao động vất vả ở nông thôn, buổi tối còn phải tập luyện liên tục cho hoạt động văn nghệ, vào thời điểm đó cơ thể của bà đã bị thương rồi. Bà từng bị thương nặng về xương.

Thật ra trước khi đi Tây Tạng, bà Hoàng vì một tai nạn bị ngã mà phải nằm trên giường hơn nửa năm. Theo như lời chia sẻ của bà Hoàng, bà còn tưởng rằng mình có thể sẽ không đứng dậy được nữa. Nhưng, bằng sự vận động phục hồi chức năng mỗi ngày bà từng chút một khỏe lại, thậm chí còn đứng trên trên sân khấu của cuộc thi Kỳ bào toàn quốc.

11

12
Kỳ bào còn gọi là xường xám, cheongsam, hay áo dài Thượng Hải. Là một loại trang phục truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. Ở Việt Nam thường gọi thông dụng là xường xám hoặc sườn xám.

Bà Hoàng trong bộ xường xám thanh lịch, dịu dàng, toát lên vẻ đẹp duyên dáng khi đứng trên sân khấu, hoàn toàn khác biệt với hình ảnh người phụ nữ chất lừ ngồi xe Harley đi đến Tây Tạng.

Trương Ái Linh từng nói, người phụ nữ dù lạnh lùng thế nào, chỉ cần nhắc đến bộ áo dài vải gấm đã may năm xưa, cũng đều trở nên dịu dàng, đằm thắm. Còn xường xám đối với bà Hoàng mà nói, càng là một sự kết nối sâu sắc nghĩa tình.

Bà Hoàng có một người mẹ yêu thích cái đẹp và yêu thích xường xám, từ nhỏ bà đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của mẹ, có sự yêu thích đặc biệt đối với xường xám truyền thống. Tuy nhiên bà lại sống không đúng thời (vì sự ép buộc của cuộc sống và cải cách văn hóa), hơn nửa đời trước của bà hầu như không có cơ hội nào để mặc xường xám cả.

Mãi cho đến bây giờ, bà Hoàng cuối cùng đã có thể tùy ý khoác lên mình chiếc xường xám yêu thích, nguyện vọng đã trễ mất 50 năm. Bà tham gia vào Hiệp hội Kỳ bào Hạ Môn, còn tham gia Lễ hội Kỳ bào Hai bờ biển hẹp và cuộc thi Kỳ bào toàn quốc lần thứ hai, giành được chiến thắng từ cuộc thi đó. Bà còn được mời đến Trung tâm hội nghị Tư vấn chính trị quốc gia tại Bắc Kinh nhận giải.

Bà là người lớn tuổi nhất trong tất cả thí sinh tham gia cuộc thi Kỳ bào, cũng là người khiến mọi người ngạc nhiên khó quên!

13

14
Bà Hoàng trong bộ xường xám tung bay trước gió, người đi bên cạnh chính là con gái của bà.

Mọi người đều nói thời gian không tha cho bất cứ ai, nhưng khí chất tao nhã của bà Hoàng lại gia tăng theo sự “tăng trưởng” của tuổi tác.

Nhưng biểu hiện xuất sắc của bà Hoàng ở trên sân khấu không phải chỉ đơn giản là “mặc xường xám vào rồi bước đi vài bước”. Bà đã hơn 70 tuổi mà vẫn tham gia lớp học cùng với những người trẻ tuổi, mỗi ngày tham gia tập luyện cơ thể hơn một tiếng rưỡi, chuyên tập các bước đi đứng… mới có được phong thái không thua kém người mẫu ở trên sân khấu.

15

16
Vẻ đẹp không bao giờ là bước một bước là thành.

Sắc đẹp của một người có lẽ là bẩm sinh, nhưng vẻ đẹp tao nhã của một người thì lại là nuôi dưỡng theo thời gian. Vẻ đẹp thực sự chính là sự tu dưỡng, khí chất và sự rộng lượng của một người phụ nữ sau khi trải qua sự gột rửa của thời gian.

Sau khi nghe bà Hoàng kể về hơn nửa cuộc đời của mình, cái cảm nhận được trong ngôn từ chính là một người phụ nữ trải lòng đối với những năm tháng đã qua và kỳ vọng tốt đẹp hơn đối với tương lai. Năm xưa từng chịu đau khổ, từng chịu tổn thương và từng rơi nước mắt, ngày nay những chuyện này đã theo mây bay đi. Điều không đổi chính là bà chưa từng từ bỏ sự kiên định đối với ước mơ, và kiên trì theo đuổi vẻ đẹp duyên dáng.

18

Bà Hoàng nói, trong cuộc sống, bà chính là một bà lão rất bình thường.

19
Bà Hoàng vui cười thích thú khi ngồi xe đạp.
20
Bà Hoàng ăn mặc sành điệu, dắt chó đi dạo ngoài đường.
21
Bà Hoàng không quên mơ ước, sẽ luôn thách thức chính mình.
22
Bà không sợ dòng chảy của thời gian, vẫn thanh lịch như vậy.

Bà Hoàng nói: “Sự gia tăng của tuổi tác khiến không có cách nào xóa mờ nếp nhăn trên khuôn mặt, đây chính là dấu vết để lại của thời gian. Chỉ có giữ cho thân thể và tâm hồn khỏe mạnh, không ngừng điều chỉnh tốt tâm thái của mình, sống đến già, học đến giờ, theo kịp thời đại, mới có thể làm cho cuộc đời của mình thêm phong phú, nhiều màu sắc”. 

Thật ra bất cứ lúc nào, tuổi tác đều chỉ là một con số. Con người rồi cũng đến lúc già, hoặc già mà bình thường, hoặc già mà tao nhã.

Chúng ta luôn có sự lựa chọn cho cuộc sống của mình. 

Châu Yến

Video xem thêm: Khí chất mới là vẻ đẹp không thể lụi tàn của người phụ nữ

videoinfo__video3.dkn.tv||87943bb0f__