Có lẽ bạn đã từng nghe câu nói: “Không có mua bán sẽ không có sát hại”. Và đó là sự thật đáng buồn, bởi các loài động vật hoang dã vẫn ngày ngày bị giết hại chỉ để thỏa mãn nhu cầu tầm thường của con người chúng ta…

Một chú tê giác 4 tuổi tại Nam Phi không may rơi vào tay những kẻ săn trộm. Nó bị đánh thuốc mê và bị cướp mất sừng, khiến phần mũi của nó biến dạng và bị thương nghiêm trọng.

te giac1

Chú tê giác với vết thương đẫm máu đã phải lang thang trong môi trường tự nhiên gần 1 tháng. Đúng vào lúc đối mặt với cái chết, nó may mắn gặp được những nhân viên thuộc tổ chức cứu trợ Saving The Survivors (STS). Dưới sự cứu giúp tận tình của mọi người, chú tê giác trải qua nhiều cuộc phẫu thuật phức tạp và may mắn sống sót trở lại.

Các nhân viên STS đã đặt tên cho nó là “Hope” (Hy Vọng) – cái tên mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi sinh kỳ diệu.

te giac2

Mặc dù ca phẫu thuật thành công nhưng con đường phục hồi của nó vẫn còn nhiều chông gai. Do mang thương tích quá nghiêm trọng cộng thêm vết thương thường xuyên bị nhiễm trùng, nó đã chạm đến cánh cửa tử thần không biết bao nhiêu lần. Tuy nhiên, nhờ vào ý chí sống mạnh mẽ, lại một lần nữa Hy Vọng vượt qua cửa tử.

te giac3

te giac4

Nhưng điều không mong đợi đã xảy ra. Vào ngày 13/11 vừa qua, Hy Vọng đã lặng lẽ rời khỏi thế giới này. Các nhân viên cứu trợ buồn bã cho biết: “Hy Vọng cuối cùng vẫn chết bởi vết thương nhiễm trùng”.

te giac5

Nhưng Hy Vọng không phải là nạn nhân đầu tiên của những tay săn trộm, và cũng không phải là con vật cuối cùng bị giết chết, bởi vấn nạn săn trộm sừng tê giác đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu trước kia trung bình có 21 con bị chết mỗi năm thì đến năm 2014, con số này tăng lên 1215 con bị giết chết – điều đó tương đương với việc cứ 8 tiếng lại có 1 con tê giác bị giết chết.

te giac6

Những chiếc sừng tê giác vẫn ngày ngày được bày bán trên thị trường toàn cầu. Nó sẽ trở thành đủ loại sản phẩm thủ công, từ những loại thuốc quý hiếm đến những bộ sưu tập cá nhân của con người. Số phận bi thảm của Hy Vọng chỉ là một trong hàng trăm con tê giác vô tội bị giết hàng năm. Vẫn còn đó nhiều con tê giác bị giết một cách tàn bạo mà chúng ta không có cơ hội được biết tới, đây thật sự là một sự việc vô cùng đau lòng.

te giac7

“Những gì chúng ta đối xử với động vật cũng chính là đối xử với chúng ta” – đừng để đến khi con người nhận thức ra tầm quan trọng của giới tự nhiên thì đã quá muộn. Mỗi lần bạn nhìn thấy hay có ý định mua các sản phẩm được làm từ động vật hoang dã như sừng tê giác, ngà voi và các loại thuốc quý hiếm khác, hãy thật sự suy nghĩ về điều đó. Hy vọng việc săn bắt bừa bãi động vật hoang dã sẽ sớm kết thúc, hãy để con người cùng giới tự nhiên sinh sống hoà thuận cùng với nhau.

Bạch Mỹ

Xem thêm: