Hơn 5 nghìn tỷ mảnh rác nhựa với trọng lượng khoảng 260.000 tấn đang trôi nổi khắp các đại dương của chúng ta – Hầu hết tích tụ tại 5 ‘vòng xoáy rác thải’ mà một trong số đó là Đảo rác Thái Bình Dương.

Nếu cần tới 79.000 năm và hàng chục tỉ đô la để thu thập rác thải trên Thái Bình Dương theo cách truyền thống, thì một chàng trai 21 tuổi đến từ Hà Lan lại có sáng kiến độc đáo giúp thực hiện toàn bộ công việc chỉ trong vòng 10 năm. Đó chính là Boyan Slat cùng với dự án “The Ocean Cleanup” (‘Dọn sạch đại dương’).

Boyan Slat (Ảnh: The Ocean Cleanup, Facebook)
Boyan Slat (Ảnh: The Ocean Cleanup, Facebook)

Năm 2011, thất vọng sau chuyến lặn xuống biển Hy Lạp vì gặp quá nhiều rác thải bằng nhựa, Boyan đã nung nấu ý định “dọn sạch đại dương”.

Rác thải trôi nổi trên biển ảnh hưởng tới đời sống sinh vật biển và làm ô nhiễm môi trường (Ảnh: AngelDonate, Twitter)
Rác thải trôi nổi trên biển ảnh hưởng tới đời sống sinh vật biển và làm ô nhiễm môi trường (Ảnh: AngelDonate, Twitter)

“Lần đầu tiên tôi nhận thức về vấn đề ô nhiễm là khi lặn ở Hy Lạp; bơi qua nhiều túi nhựa hơn là cá. Nhưng không may, nhựa là chất không tự nhiên phân hủy. Vì vậy tôi tự hỏi: Tại sao chúng ta không thể dọn sạch chúng?” – Boyan kể lại.

Không chỉ ảnh hưởng tới các loài sinh vật, rác thải còn trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta (Ảnh: AngelDonate, Twitter)
Không chỉ ảnh hưởng tới các loài sinh vật, rác thải còn trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta (Ảnh: AngelDonate, Twitter)

Trong những năm sau đó, chàng trai sinh năm 1994 này vẫn liên tục nghiên cứu các giải pháp công nghệ để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Sau hơn 1 năm nghiên cứu chuyên sâu, bản báo cáo dài 530 trang – “How the oceans can clean themselves” – đã được hoàn thành và giới thiệu tại New York vào ngày 3/6/2014. Dựa trên kết quả tìm hiểu ở các lĩnh vực kỹ thuật, hải dương học, sinh thái học, luật hàng hải, tài chính, và tái chế, và với nỗ lực của hơn 100 chuyên gia, báo cáo đã chứng minh tính khả thi của phương pháp làm sạch rác thải trên đại dương.

Xem thêm: 

Boyan Slat và cuốn sách “How the oceans can clean themselves” - tạm dịch: ‘Đại dương có thể tự làm sạch bằng cách nào?’ Đáng lưu ý là bìa sách hoàn toàn được tái chế từ nhựa rác trên biển (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Boyan Slat và cuốn sách “How the oceans can clean themselves” – tạm dịch: ‘Đại dương có thể tự làm sạch bằng cách nào?’ Đáng lưu ý là bìa sách hoàn toàn được tái chế từ nhựa rác trên biển (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Một thách thức là lượng rác thải quá lớn trên biển Thái Bình Dương, ước tính từ 700.000-15.000.000 km2, lớn hơn nhiều so với diện tích nước Mỹ. Hơn nữa, các dòng hải lưu khiến rác thải liên tục di chuyển, vì vậy, việc thu thập khó có thể thực hiện được.

Đảo rác Thái Bình Dương (số 01) là khu vực có nhiều chất thải nhựa nằm trong vùng xoáy nước Bắc Thái Bình Dương, một trong 5 xoáy nước chính của đại dương (Ảnh: The Ocean Cleanup)
Đảo rác Thái Bình Dương (số 01) là khu vực có nhiều chất thải nhựa nằm trong vùng xoáy nước Bắc Thái Bình Dương, một trong 5 xoáy nước chính của đại dương (Ảnh: The Ocean Cleanup)

Thay cho các chuyến tàu đi tìm rác thải như cách làm truyền thống, Boyan Slat sử dụng tấm chắn nổi cố định đặt ngang qua vòng xoáy; lợi dụng dòng hải lưu để thu thập đồ nhựa một cách hiệu quả.

(Ảnh: The Ocean Cleanup)
(Ảnh: The Ocean Cleanup)

Phương pháp của Boyan Slat:
Hình trái: Sử dụng tấm chắn nổi cố định đặt ngang qua vòng xoáy; lợi dụng dòng hải lưu để thu thập đồ nhựa một cách hiệu quả.
Hình giữa: Các loài sinh vật biển vẫn có thể di chuyển bên dưới tấm chắn, trong khi các loại rác nổi trên mặt nước bị chặn lại.
Hình phải: Tấm chắn hình chữ V khiến rác thải tập trung vào điểm trọng tâm; mỗi tấm chắn có thể bao phủ diện tích hàng triệu kilomet vuông và được gắn chặt vào đáy biển.

Theo ước tính của nhóm nghiên cứu thuộc dự án The Ocean Cleanup, một tấm chắn dài 100 km hoạt động trong 10 năm sẽ có khả năng thu thập 42% số rác thải ở Đảo rác Thái Bình Dương, tương đương 70.320.000 kg rác. Hiện tại, Boyan Slat cùng các cộng sự đang thiết kế hệ thống thử nghiệm dài 2000 m trên vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, hứa hẹn sẽ trở thành tấm chắn bảo vệ môi trường biển dài nhất thế giới.

Tấm chắn nổi gần đảo Tsushima, thuộc vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc (Ảnh: The Ocean Cleanup)
Tấm chắn nổi gần đảo Tsushima, thuộc vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc (Ảnh: The Ocean Cleanup)
Tấm chắn nổi gần đảo Tsushima, thuộc vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc (Ảnh: The Ocean Cleanup)
Tấm chắn nổi gần đảo Tsushima, thuộc vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc (Ảnh: The Ocean Cleanup)
Boyan Slat và số rác thải thu thập được (Ảnh: Boyan Slat, Facebook)
Boyan Slat và số rác thải thu thập được (Ảnh: Boyan Slat, Facebook)

Với những nỗ lực của mình, Boyan Slat không chỉ góp phần làm trong sạch đại dương của chúng ta, mà còn tạo cảm hứng cho cộng đồng thế giới chung tay gìn giữ môi trường.

Video Boyan Slat và dự án The Ocean Cleanup:

Hồng Liên tổng hợp

Xem thêm: